Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là gì? Có phải là tổ chức quản lý chợ không?

Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là gì? Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ có phải là tổ chức quản lý chợ không? 06 nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý?

Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là gì?

Khái niệm "Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ" được quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chợ được điều chỉnh trong Nghị định này là chợ được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của người dân.
2. Phạm vi chợ là khu vực được xác định dành cho hoạt động chợ, bao gồm: diện tích để bố trí các điểm kinh doanh; nhà điều hành; giao thông nội bộ; khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, khu vệ sinh, kho hàng, khu thu gom xử lý rác thải, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác).
....
13. Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện việc đầu tư, xây dựng, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
14. Hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện việc đầu tư, xây dựng, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
15. Cơ quan chuyên môn được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ).
16. Tài sản kết cấu hạ tầng chợ (bao gồm đất và tài sản gắn liền với đất) do Nhà nước đầu tư, quản lý bao gồm:
Nhà lồng chợ và các công trình có mái che, nhà điều hành của tổ chức quản lý chợ trong phạm vi chợ, khu vệ sinh, kho chứa hàng, bãi để xe, khu thu gom rác, xử lý rác, phòng bảo vệ, không gian tín ngưỡng (nếu có) và kho lạnh (nếu có);
Hệ thống kỹ thuật bao gồm: hệ thống công trình giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống thông tin, hệ thống camera quan sát, hệ thống thông gió và điều hòa không khí, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thu gom rác thải;
Các công trình khác trong phạm vi chợ.

Theo đó, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện việc đầu tư, xây dựng, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là gì? Có phải là tổ chức quản lý chợ không?

Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là gì? Có phải là tổ chức quản lý chợ không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ có phải là tổ chức quản lý chợ không?

Tổ chức quản lý chợ được quy định tại Điều 8 Nghị định 60/2024/NĐ-CP như sau:

Tổ chức quản lý chợ
Tổ chức quản lý chợ bao gồm: chủ đầu tư xây dựng chợ; doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ; tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định này; tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định này.

Theo đó, tổ chức quản lý chợ bao gồm:

- Chủ đầu tư xây dựng chợ;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ;

- Tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ;

- Tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ.

Như vậy, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ thuộc nhóm đối tượng tổ chức quản lý chợ.

06 nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý?

Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý được quy định tại Điều 13 Nghị định 60/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:

(1) Tài sản kết cấu hạ tầng chợ được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền giao cho đối tượng quản lý, sử dụng phù hợp với điều kiện cụ thể về quy mô chợ, đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương và quy định của pháp luật.

Việc giao đất, cho thuê đất, thu tiền thuê đất, miễn, giảm tiền thuê đất và quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng chợ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.

(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ trên địa bàn đảm bảo thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, phù hợp với quy mô chợ, quy định pháp luật và đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương.

(3) Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm huy động và đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ.

(4) Tài sản kết cấu hạ tầng chợ được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị; được thực hiện trích khấu hao, tính hao mòn tài sản; bảo trì tài sản theo quy định của pháp luật. Các đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định 60/2024/NĐ-CP và tổ chức có liên quan thực hiện kế toán theo quy định hiện hành.

(5) Việc quản lý, sử dụng, xử lý và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ phải: bảo đảm công khai, minh bạch; bảo đảm mục tiêu an sinh xã hội; có phương án di dời, đền bù thỏa đáng; bảo đảm an ninh, trật tự; không gây thất thoát tài sản nhà nước; được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; phù hợp với quy hoạch; bảo tồn các công trình có giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

(6) Tài sản kết cấu hạ tầng chợ quản lý, sử dụng và khai thác không hiệu quả, không phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không phù hợp với mục đích sử dụng ban đầu của tài sản thì việc thu hồi đất gắn với tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.

Tổ chức quản lý chợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có mấy loại chợ theo quy mô? Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ bao gồm gì? Tổ chức quản lý chợ có quyền và trách nhiệm gì?
Pháp luật
Tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ có phải là tổ chức quản lý chợ? 09 quyền hạn và trách nhiệm là gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là gì? Có phải là tổ chức quản lý chợ không?
Pháp luật
Tổ chức quản lý chợ có trách nhiệm ký hợp đồng với thương nhân thuê địa điểm kinh doanh hay không?
Pháp luật
Tổ chức quản lý chợ bao gồm những ai? 09 quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức quản lý chợ
336 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức quản lý chợ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức quản lý chợ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào