Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan khi chưa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu bị phạt bao nhiêu?
- Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan có cần được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu với cơ quan nước ngoài không?
- Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan khi chưa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu bị phạt bao nhiêu?
- Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan khi chưa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu không?
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan có cần được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu với cơ quan nước ngoài không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc)
Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đáp ứng các điều kiện:
1. Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực tiếng Trung trình độ tối thiểu HSK5 hoặc tương đương;
b) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động quản lý người lao động có năng lực tiếng Trung trình độ tối thiểu HSK5 hoặc tương đương và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc);
c) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc).
2. Không bị xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu với cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan (Trung Quốc).
Theo đó, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 12 Nghị định 112/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, doanh nghiệp dịch vụ còn cần được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu với cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan (Trung Quốc) trước khi đưa người lao động đi làm việc tại quốc gia này.
Người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) (hình từ Internet)
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan khi chưa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 9 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
9. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các trường hợp sau: ở khu vực bị cấm; công việc bị cấm; vi phạm đạo đức xã hội; vi phạm sức khỏe của người lao động hoặc cộng đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không được nước tiếp nhận lao động cho phép;
c) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phân biệt đối xử đối với người lao động hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
đ) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng không đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động hoặc đã đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động nhưng chưa được chấp thuận;
e) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
h) Giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
i) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Nhật Bản khi không được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu hoặc chấp thuận;
k) Đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình tại nước ngoài.
Chiếu theo quy định này, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan khi chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.
Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan khi chưa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu không?
Căn cứ Điều 50 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước
Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền:
1. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này.
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương IV Nghị định này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương IV Nghị định này.
Như đã phân tích ở trên, mức xử phạt tối đa đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan khi chưa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu là 180.000.000 đồng.
Thấp hơn mức xử phạt tối đa mà Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt đối với doanh nghiệp (tổ chức) là 200.000.000 đồng (theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Do đó, Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt hành chính doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan khi chưa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?