Doanh nghiệp dịch vụ việc làm không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động nhiều lần nhưng chưa bị xử phạt hành chính thì xử lý như thế nào?
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có cần phải báo cáo tình hình hoạt động của mình hay không?
- Doanh nghiệp dịch vụ việc làm không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động của mình thì bị xử phạt như thế nào?
- Doanh nghiệp dịch vụ việc làm không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động nhiều lần nhưng chưa bị xử phạt hành chính thì xử lý như thế nào?
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có cần phải báo cáo tình hình hoạt động của mình hay không?
Căn cứ khoản 6 Điều 31 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm như sau:
"Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
..
6. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo hằng năm gửi trước ngày 20 tháng 12.
..."
Theo quy định trên thì định kỳ 06 tháng và hằng năm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm phải thực hiện báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm và gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Doanh nghiệp dịch vụ việc làm không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động nhiều lần nhưng chưa bị xử phạt hành chính thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp dịch vụ việc làm không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động của mình thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về dịch vụ việc làm như sau:
"Điều 7. Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định;
b) Không lập hoặc không cập nhật hoặc không quản lý dữ liệu lao động đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm và người sử dụng lao động đăng ký tuyển lao động; không thực hiện kết nối hoặc chia sẻ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
c) Không xây dựng hoặc không niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
..."
Ngoài ra tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:
“Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
…”.
Như vậy, hành vi doanh nghiệp không báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Doanh nghiệp dịch vụ việc làm không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động nhiều lần nhưng chưa bị xử phạt hành chính thì xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm
...
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.
..."
Như vậy, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng ra, thì các trường hợp khác sẽ được xác định theo nguyên tắc “vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm”.
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
“Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
...
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì được coi là tình tiết tăng nặng để làm căn cứ xem xét xử phạt vi phạm hành chính”.
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định nhiều lần sẽ được xác định là tình tiết tăng nặng.
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt (khoản 4 Điều 23 luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?