Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải có tối thiểu bao nhiêu nhân viên nghiệp vụ?
- Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải có tối thiểu bao nhiêu nhân viên nghiệp vụ?
- Doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ như nào để đăng ký đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài?
- Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải thực hiện ký quỹ bao nhiêu?
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải có tối thiểu bao nhiêu nhân viên nghiệp vụ?
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải có tối thiểu bao nhiêu nhân viên nghiệp vụ cần căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài
Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đáp ứng các điều kiện:
...
2. Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận;
b) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thường trực ở nước ngoài để thực hiện hoạt động quản lý người lao động, có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận;
c) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận.
...
Như vậy, doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải có tối thiểu 03 nhân viên nghiệp vụ bao gồm:
- 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước.
- 01 nhân viên nghiệp vụ thường trực ở nước ngoài để thực hiện hoạt động quản lý người lao động.
- 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng.
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải có tối thiểu bao nhiêu nhân viên nghiệp vụ?(Hình từ Internet)
Doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ như nào để đăng ký đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài?
Doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ như nào để đăng ký đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài cần phải căn cứ quy định tại Điều 21 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình
1. Hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ; 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc (hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc) của nhân viên nghiệp vụ quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này.
2. Thủ tục:
a) Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn);
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, để đăng ký đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những hồ sơ sau:
- Văn bản đề nghị theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP tải về.
- 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ.
- 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc của nhân viên nghiệp vụ là 01 trong 03 các loại giấy tờ sau:
+ Hợp đồng lao động.
+ Văn bản chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Quá trình tham gia bảo hiểm xã hội.
+ Giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc.
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải thực hiện ký quỹ bao nhiêu?
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải ký quỹ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Mức ký quỹ
1. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng) tại một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây viết tắt là ngân hàng nhận ký quỹ).
2. Doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải ký quỹ thêm 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng) đối với mỗi chi nhánh được giao nhiệm vụ.
Theo quy định trên, doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải thực hiện ký quỹ số tiền 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng) và phải ký quỹ thêm 500.000.000 đồng tương ứng với mỗi chi nhánh mà doanh nghiệp giao thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?