Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh để vay vốn sẽ được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia bảo lãnh bao nhiêu phần trăm mức vay tại ngân hàng thương mại?
- Dự án thương mại hóa công nghệ có được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia cấp bảo lãnh để vay vốn không?
- Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh để vay vốn sẽ được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia bảo lãnh bao nhiêu phần trăm mức vay tại ngân hàng thương mại?
- Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh để vay vốn gửi Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia cần những gì?
Dự án thương mại hóa công nghệ có được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia cấp bảo lãnh để vay vốn không?
Căn cứ Điều 23 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-TTg quy định về đối tượng để được cấp bảo lãnh để vay vốn như sau:
Đối tượng và điều kiện bảo lãnh để vay vốn
1. Đối tượng được cấp bảo lãnh để vay vốn, bao gồm: Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư thực hiện các dự án thương mại hóa công nghệ sau khi được phát triển trong Chương trình sản phẩm quốc gia, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác phục vụ các chương trình ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội.
2. Điều kiện bảo lãnh để vay vốn
a) Thuộc đối tượng vay vốn theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có dự án với mục tiêu, nội dung, hồ sơ công nghệ và sản phẩm cụ thể đáp ứng mục đích hoạt động của Quỹ quy định tại Điều 3 Điều lệ này;
c) Đủ nguồn lực để thực hiện dự án;
d) Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% vốn đầu tư tham gia dự án tại thời điểm Quỹ thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh để vay vốn;
đ) Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, chủ đầu tư không có các khoản nợ thuế từ 01 năm trở lên theo Luật Quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
Theo đó, dự án thương mại hóa công nghệ của doanh nghiệp sẽ thuộc đối tượng được xem xét cấp bảo lãnh để vay vốn nếu thuộc:
(1) Chương trình sản phẩm quốc gia, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia.
(2) Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
(3) Chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác phục vụ các chương trình ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội.
Để được cấp bảo lãnh để vay vốn từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia thì doanh nghiệp còn cần phải đáp ứng được một số điều kiện như:
(1) Có dự án với mục tiêu, nội dung, hồ sơ công nghệ và sản phẩm cụ thể đáp ứng mục đích hoạt động của Quỹ;
(2) Đủ nguồn lực để thực hiện dự án;
(3) Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% vốn đầu tư tham gia dự án tại thời điểm Quỹ thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh để vay vốn;
(4) Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, chủ đầu tư không có các khoản nợ thuế từ 01 năm trở lên theo Luật Quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh để vay vốn sẽ được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia bảo lãnh bao nhiêu phần trăm mức vay tại ngân hàng thương mại? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh để vay vốn sẽ được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia bảo lãnh bao nhiêu phần trăm mức vay tại ngân hàng thương mại?
Căn cứ Điều 24 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-TTg quy quy định về mức bảo lãnh như sau:
Mức bảo lãnh, phí bảo lãnh để vay vốn
1. Quỹ bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của chủ đầu tư tại ngân hàng nhưng tối đa không vượt quá 80% tổng mức đầu tư của dự án.
2. Phí bảo lãnh để vay vốn được tính trên số tiền vay (gốc và lãi) được bảo lãnh.
Theo đó, đối với doanh nghiệp đã được cấp bảo lãnh để vay vốn thì Quỹ sẽ bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của chủ đầu tư tại ngân hàng thương mại nhưng tối đa không vượt quá 80% tổng mức đầu tư của dự án.
Tổng mức bảo lãnh tín dụng của Quỹ tính trên vốn điều lệ thực có của Quỹ không vượt quá 02% đối với một khách hàng và không vượt quá 05% đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại Điều 25 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-TTg.
Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh để vay vốn gửi Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia cần những gì?
Căn cứ Điều 26 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-TTg quy định về hồ sơ đề nghị cấp bão lãnh như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp bảo lãnh để vay vốn
1. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh để vay vốn gồm có:
a) Giấy đề nghị bảo lãnh để vay vốn của chủ đầu tư;
b) Các văn bản, tài liệu chứng minh chủ đầu tư (bên được bảo lãnh) có đủ các điều kiện được bảo lãnh để vay vốn theo quy định tại Điều 23 Điều lệ này và các tài liệu khác có liên quan theo quy định của Quỹ.
2. Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh để vay vốn tại trụ sở của Quỹ hoặc qua bưu điện hoặc qua mạng điện tử (nếu có).
3. Quỹ tiếp nhận, thẩm định tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị bảo lãnh để vay vốn; thành lập Hội đồng xét duyệt để xem xét, ra quyết định cấp bảo lãnh để vay vốn. Trường hợp cần thiết, Quỹ thuê chuyên gia tư vấn độc lập hoặc thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ để tư vấn cho Quỹ về hồ sơ đề nghị bảo lãnh để vay vốn. Trường hợp từ chối, Quỹ có văn bản thông báo cho chủ đầu tư về lý do từ chối cấp bảo lãnh để vay vốn.
...
Theo quy đinh trên thì hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh để vay vốn gửi Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia sẽ gồm các giấy tờ sau:
(1) Giấy đề nghị bảo lãnh để vay vốn của chủ đầu tư;
(2) Các văn bản, tài liệu chứng minh chủ đầu tư (bên được bảo lãnh) có đủ các điều kiện được bảo lãnh để vay vốn theo quy định và các tài liệu khác có liên quan theo quy định của Quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?