Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ vũ trường cho người dưới 18 tuổi không? Nếu không thì khi cung cấp bị xử phạt thế nào?
Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ vũ trường cho người dưới 18 tuổi không?
Việc doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ vũ trường cho người dưới 18 tuổi không, theo quy định tại Điều 8 Nghị định 54/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 6 Nghị định này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có trách nhiệm:
1. Không được hoạt động từ 02 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
2. Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi.
3. Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật phải thực hiện theo quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vũ trường có những trách nhiệm được quy định tại Điều 8 nêu trên.
Trong đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vũ trường không được cung cấp dịch vụ vũ trường cho người dưới 18 tuổi.
Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ vũ trường cho người dưới 18 tuổi không? Nếu không thì khi cung cấp bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Khi cung cấp dịch vụ vũ trường cho người dưới 18 tuổi thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vũ trường cho người dưới 18 tuổi được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, điểm d khoản 2 Điều 2 Nghị định 128/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường
...
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi;
b) Kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày;
c) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
...
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
...
Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vũ trường cho người dưới 18 tuổi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vũ trường cho người dưới 18 tuổi không?
Căn cứ khoản 1 Điều 71 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
...
Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Và khoản 4 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo với mức phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vũ trường cho người dưới 18 tuổi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 30.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?