Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không sau thời điểm nào theo quy định của pháp luật?
- Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không sau thời điểm nào theo quy định của pháp luật?
- Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không có phải duy trì mức vốn tối thiểu hay không?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình đề nghị cấp thì có thể bị hủy bỏ giấy phép hay không?
Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không sau thời điểm nào theo quy định của pháp luật?
Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không sau thời điểm tại quy định tại Điều 15 Nghị định 92/2016/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
1. Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách;
b) Dịch vụ khai thác khu bay;
c) Dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa;
d) Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không;
đ) Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất;
e) Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không;
g) Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không;
h) Dịch vụ kỹ thuật hàng không;
i) Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
2. Doanh nghiệp được phép thực hiện kinh doanh các dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này sau khi được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
3. Dịch vụ khai thác khu bay do doanh nghiệp cảng hoặc tổ chức được Bộ Giao thông vận tải giao quản lý kết cấu hạ tầng sân bay cung cấp.
4. Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được tổ chức theo quy định tại Điều 195 Luật hàng không dân dụng Việt Nam cung cấp.
Như vậy, doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không sau thời điểm được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
Kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không có phải duy trì mức vốn tối thiểu hay không?
Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không có phải duy trì mức vốn tối thiểu hay không phải căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện về vốn
1. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay:
a) Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách: 30 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa: 30 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu: 30 tỷ đồng Việt Nam.
2. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, dịch vụ xăng dầu hàng không, dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, dịch vụ khai thác khu bay, tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Theo đó, quy định trên không có nội dung yêu cầu mức vốn tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không. Do đó, doanh nghiệp không phải duy trì mức vốn tối thiểu.
Ngoài ra, các dịch vụ hàng không tại cảng hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo mức vốn tối thiểu bao gồm:
- Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách.
- Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa.
- Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình đề nghị cấp thì có thể bị hủy bỏ giấy phép hay không?
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình đề nghị cấp thì có thể bị hủy bỏ giấy phép hay không phải căn cứ quy định tại Điều 20 Nghị định 92/2016/NĐ-CP, nội dung như sau:
Hủy bỏ Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
1. Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không bị hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình đề nghị cấp giấy phép;
b) Không duy trì mức vốn tối thiểu liên tục trong quá trình hoạt động;
c) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về an ninh quốc phòng;
d) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của doanh nghiệp;
đ) Bị Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo lần thứ ba trong thời hạn 12 tháng mà không khắc phục được;
e) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không, điều kiện kinh doanh, giá dịch vụ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường;
g) Không bắt đầu cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép.
2. Cục Hàng không Việt Nam ban hành quyết định về việc giấy phép bị hủy bỏ hiệu lực, nêu rõ lý do. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải chấm dứt ngay việc cung cấp dịch vụ theo quyết định đã được ban hành.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình đề nghị cấp thì có thể bị hủy bỏ giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không.
Ngoài ra, doanh nghiệp dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không phải chấm dứt cung cấp dịch vụ theo quyết định đã được ban hành của Cục Hàng không Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?