Doanh nghiệp được quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nhiễm HIV không? Nếu không thì hành vi này bị xử phạt thế nào?
- Doanh nghiệp được quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nhiễm HIV không?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nhiễm HIV được quy định thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nhiễm HIV không?
Doanh nghiệp được quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nhiễm HIV không?
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 về các hành vi người sử dụng lao động không được thực hiện như sau:
Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc
...
2. Người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
Theo quy định trên, doanh nghiệp không được quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nhiễm HIV.
Doanh nghiệp được quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nhiễm HIV không? Nếu không thì hành vi này bị xử phạt thế nào?
(Hình từ Internet)
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nhiễm HIV được quy định thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 23 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV như sau:
Vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại các điểm b, c khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
...
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nhiễm HIV sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đồng thời doanh nghiệp vi phạm còn bị buộc tiếp nhận người nhiễm HIV vào làm việc như bình thường.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nhiễm HIV không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nhiễm HIV sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 40.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi này của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?