Doanh nghiệp được tái ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động tối đa bao nhiêu lần?
- Doanh nghiệp được tái ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động tối đa bao nhiêu lần?
- Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề của người lao động có phải là nội dung bắt buộc của hợp đồng lao động?
- Thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng lao động xác định thời hạn phải trong khoản thời gian nào kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng?
Doanh nghiệp được tái ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động tối đa bao nhiêu lần?
Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 về Loại hợp đồng lao động cụ thể như sau:
Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
Như vậy, doanh nghiệp chỉ được tái ký hợp đồng lao động xác định thời hạn tối đa 01 lần sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ trường hợp:
- Người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;
- Doanh nghiệp sử dụng người lao động cao tuổi (khoản 1 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019)
- Doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (khoản 2 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019);
- Gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động (khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019).
Doanh nghiệp được tái ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động tối đa bao nhiêu lần? (Hình từ Internet)
Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề của người lao động có phải là nội dung bắt buộc của hợp đồng lao động?
Căn cứ tại điểm k khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 về Nội dung hợp đồng lao động cụ thể như sau:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Như vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề của người lao động là một trong những nội dung cơ bản của hợp đồng lao động.
Doanh khi thực hiện việc ký kết hoặc tái ký Hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động cần phải lưu ý vấn đề này.
Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì nội dung quy định về Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề phải quy định rõ ràng quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động trong việc bảo đảm thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng lao động xác định thời hạn phải trong khoản thời gian nào kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 thì Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Ngoài ra, Hợp đồng lao động được hiểu là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?