Doanh nghiệp FDI gồm những loại nào? Doanh nghiệp FDI có được phép giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay không?

Tôi có một câu hỏi liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm cần được giải đáp là doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài (Doanh nghiệp FDI) có được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không? Câu hỏi của anh C.T (Đồng Nai).

Doanh nghiệp FDI gồm những loại nào?

FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài). Theo đó, doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà không phân biệt cụ thể tỷ lệ góp vốn. Phần vốn đầu tư sẽ được sử dụng vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Và theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 cũng có giải thích về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Như vậy, doanh nghiệp FDI bao gồm 2 loại:

- Doanh nghiệp vốn nước ngoài 100%;

- Doanh nghiệp vốn nước ngoài liên doanh với các tổ chức Việt Nam.

Sự tồn tại của các doanh nghiệp FDI có vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế chung của cả nước, chẳng hạn một số lợi ích từ doanh nghiệp FDI như:

- Bổ sung nguồn vốn cho việc đầu tư và phát triển kinh tế;

- Đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và năng suất lao động;

- Góp phần vào việc tăng trưởng GDP và các khoản thu ngân sách nhà nước;

- Góp phần nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ chuyển dịch cơ cấu lao động;

- Nâng cao trình độ công nghệ và đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước;

- Tạo ra việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho nhóm lao động có trình độ phổ thông;

- Mang đến sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, góp phần cải thiện bộ máy vận hành, cải tiến công nghệ và nâng cao năng lực kinh doanh;

- Mô hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI khá chuyên nghiệp và hiệu quả, dẫn đến giá trị cộng hưởng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác kinh doanh.

bảo hiểm nhân thọ

Doanh nghiệp FDI có được kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không

(Hình từ Internet)

Doanh nghiệp FDI có được phép giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay không?

Doanh nghiệp FDI có được phép giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay không, thì theo Mục 7 Cam kết số 318/WTO/CK của Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về dịch vụ có nội dung sau:

...
(3) Không hạn chế, ngoại trừ:
Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc, bao gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm các công trình dầu khí và các công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh cộng đồng và môi trường. Hạn chế này sẽ được bãi bỏ vào ngày 1/1/2008.
Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ, căn cứ vào các quy định quản lý thận trọng.
...

Theo cam kết nêu trên, kết hợp với Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài tại Cổng thông tin quốc gia về đầu tư thì hiện nay Việt Nam không hạn chế doanh nghiệp FDI thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Do đó, doanh nghiệp FDI hoàn toàn có thể kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nhân thọ trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nhân thọ thì thực hiện thoe nguyên tắc nào?

Doanh nghiệp FDI kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nhân thọ thì thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 6 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, như sau:

- Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu tham gia bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Chính phủ quy định chi tiết việc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Nội dung này được hướng dẫn bởi Chương IV Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

Bên cạnh đó thì Doanh nghiệp FDI kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nhân thọ cấm thực hiện các hành vi được quy định tại Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, cụ thể:

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.

- Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:

+ Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;

+ Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

+ Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

+ Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.

- Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Doanh nghiệp FDI
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp FDI là gì? Doanh nghiệp FDI được cho thuê lại đất trong khu công nghiệp dưới hình thức gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp FDI thực hiện hoạt động phân phối bán lẻ có thành lập cơ sở bán lẻ phải được cấp Giấy phép lập cơ sơ bán lẻ hay Giấy phép kinh doanh trước?
Pháp luật
Giải thể doanh nghiệp FDI trong những trường hợp nào? Sau khi giải thể doanh nghiệp FDI thì có cần hoàn thành nghĩa vụ thuế hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp FDI gồm những loại nào? Doanh nghiệp FDI có được phép giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp FDI có được mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam không? Doanh nghiệp muốn đổi ngân hàng mở tài khoản thì làm sao?
Pháp luật
Thế nào là doanh nghiệp FDI? Cần phải đáp ứng những điều kiện gì để có thể trở thành doanh nghiệp FDI?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp FDI
2,600 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp FDI

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp FDI

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào