Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động mà không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
- Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ gì khác với các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thông thường?
- Hoạt động cho thuê lại lao động có bắt buộc phải có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động không?
- Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động mà không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ gì khác với các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thông thường?
Căn cứ theo Điều 56 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động, theo đó ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thông thường được quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
3. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;
4. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
5. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
6. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động."
Tải về mẫu Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động mới nhất 2023: Tại Đây
Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động mà không có Giấy phép sẽ bị xử phạt thế nào?
Hoạt động cho thuê lại lao động có bắt buộc phải có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động không?
Tại Điều 54 Bộ luật Lao động 2019 quy định về doanh nghiệp cho thuê lại lao động như sau:
"Điều 54. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
2. Chính phủ quy định việc ký quỹ, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động."
Đồng thời, tại Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về doanh nghiệp cho thuê lại lao động như sau:
"Điều 12. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê lại)."
Theo đó, vì hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nên chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động mà không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cho thuê lại lao động cụ thể như sau:
"5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
b) Sử dụng giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực để thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động."
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu hoạt động cho thuê lại lao động mà không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng (mức phạt đối với cá nhân), đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ từ 100 - 150 triệu đồng. Bên cạnh đó, theo điểm b khoản 9 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì ngoài việc bị phạt tiền thì tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định mới nhất hiện nay mà chúng tôi cung cấp gửi đến bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?