Doanh nghiệp khi thuê tài sản của cá nhân thì có được quyền tự sửa chữa tài sản và yêu cầu cá nhân thanh toán chi phí sửa chữa không?
- Doanh nghiệp khi thuê tài sản của cá nhân thì có được quyền tự sửa chữa tài sản và yêu cầu cá nhân thanh toán chi phí sửa chữa không?
- Doanh nghiệp có được quyền tu sửa tài sản thuê không?
- Doanh nghiệp khi thuê tài sản của cá nhân mà chậm trả tài sản thuê thì có phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả không?
Doanh nghiệp khi thuê tài sản của cá nhân thì có được quyền tự sửa chữa tài sản và yêu cầu cá nhân thanh toán chi phí sửa chữa không?
Căn cứ tại Điều 477 Bộ luật Dân sự 2015 nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê:
Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê
1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
2. Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Sửa chữa tài sản;
b) Giảm giá thuê;
c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.
3. Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên, doanh nghiệp khi thuê tài sản của cá nhân:
- Cá nhân cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán doanh nghiệp phải tự sửa chữa
- Nếu trong thời gian thuê tài sản của cá nhân, doanh nghiệp phát hiện tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu cá nhân sửa chữa tài sản.
Trong trường hợp này, khi doanh nghiệp đã thông báo mà bên cho thuê không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì lúc này doanh nghiệp mới có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.
Lưu ý: Chi phí sửa chữa tài sản thuê này phải là chi phí hợp lý.
Doanh nghiệp khi thuê tài sản của cá nhân thì có được quyền tự sửa chữa tài sản và yêu cầu cá nhân thanh toán chi phí sửa chữa không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có được quyền tu sửa tài sản thuê không?
Căn cứ tại Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê:
Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê
1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.
2. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.
Như vậy, doanh nghiệp chỉ có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê nếu được bên cho thuê đồng ý.
Lưu ý: trong trường hợp này, doanh nghiệp có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.
Doanh nghiệp khi thuê tài sản của cá nhân mà chậm trả tài sản thuê thì có phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả không?
Căm cứ tại Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015 về trả lại tài sản thuê:
Trả lại tài sản thuê
1. Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
2. Trường hợp tài sản thuê là động sản thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp tài sản thuê là gia súc thì bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê.
4. Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.
5. Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 về thỏa thuận phạt vi phạm
Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Như vậy, doanh nghiệp khi thuê tài sản của cá nhân mà chậm trả tài sản thuê thì chỉ phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả trong trường hợp 02 bên có thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?