Doanh nghiệp không cập nhật báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Doanh nghiệp không cập nhật báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt đối với doanh nghiệp không cập nhật báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia là bao nhiêu lâu?
- Doanh nghiệp không cập nhật báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia thì có thể được giảm nhẹ mức phạt khi nào?
Doanh nghiệp không cập nhật báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Doanh nghiệp không cập nhật báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 10 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Vi phạm về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Không cập nhật Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định;
b) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không trung thực, không chính xác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc cập nhật Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Và căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Mức phạt tiền
…
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, doanh nghiệp không cập nhật báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia thì bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
+ Buộc cập nhật Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư.
Doanh nghiệp không cập nhật báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia thì bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt đối với doanh nghiệp không cập nhật báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia là bao nhiêu lâu?
Thời hiệu xử phạt đối với Doanh nghiệp không cập nhật báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia được xác định qua quy định tại Điều 5 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 01 năm; đối với lĩnh vực quy hoạch là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 3 Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 30; Điều 36; Điều 37; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; Điều 52; Điều 53; Điều 54; Điều 55; Điều 56; Điều 57; Điều 58; Điều 59; Điều 60; Điều 61; Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 65; Điều 66; Điều 67; Điều 68, Điều 69; Điều 70; Điều 71 và Điều 72 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện.
Đối với hành vi vi phạm đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 12 và Điều 25) là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc.
Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Theo quy định trên thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không cập nhật báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia là 01 năm, kể từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Doanh nghiệp không cập nhật báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia thì có thể được giảm nhẹ mức phạt khi nào?
Doanh nghiệp không cập nhật báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc được giảm nhẹ mức xử phạt nếu có một trong các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nội dung như sau:
Tình tiết giảm nhẹ
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
Như vậy, nếu có một trong những tình tiết theo quy định trên thì doanh nghiệp được giảm nhẹ mức phạt. Bởi theo quy định thì nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống so với mức trung bình nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt (theo khoản 4 Điều 23 Luật này, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?
- Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
- Thông tư 104/2024 thay thế, bãi bỏ quy định, mẫu biểu liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các Thông tư liên tịch?
- Mẫu KPI kế toán trưởng? Mẫu đánh giá kế toán trưởng? Tải về Mẫu KPI kế toán trưởng file excel mới nhất?