Doanh nghiệp không thực hiện đúng phương pháp quan trắc môi trường bị phạt hành chính bao nhiêu?
- Doanh nghiệp không thực hiện đúng phương pháp quan trắc môi trường bị phạt hành chính bao nhiêu?
- Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp không thực hiện đúng phương pháp quan trắc môi trường không?
- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất có phải thực hiện quan trắc môi trường không?
Doanh nghiệp không thực hiện đúng phương pháp quan trắc môi trường bị phạt hành chính bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm c khoản 4 và điểm a khoản 7 Điều 17 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
...
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động không đúng phạm vi theo nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; cung cấp kết quả quan trắc, thử nghiệm đối với các thông số hoặc theo các phương pháp không được chứng nhận trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định (trừ các thông số không được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường);
b) Không duy trì đầy đủ điều kiện về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quan trắc hiện trường hoặc phân tích môi trường so với thời điểm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
c) Thực hiện kỹ thuật quan trắc không đúng theo quy định kỹ thuật quan trắc môi trường hoặc yêu cầu của phương pháp quan trắc đã được chứng nhận, không thực hiện đúng và đầy đủ quy định về quy trình, phương pháp quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, điểm c khoản 4 Điều này;
...
Lưu ý: Căn cứ theo 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau: "Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân".
Theo đó, doanh nghiệp không thực hiện đúng và đầy đủ quy định về quy trình, phương pháp quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sẽ bị xử phạt từ 160.000.000 đồng đến 200.0000.000 đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng.
Doanh nghiệp không thực hiện đúng phương pháp quan trắc môi trường bị phạt hành chính bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp không thực hiện đúng phương pháp quan trắc môi trường không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 57 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
...
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Lưu ý: Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định: "Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân".
Theo đó, Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường với mức phạt tiền tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và tối đa 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do đó, doanh nghiệp không thực hiện đúng và đầy đủ quy định về quy trình, phương pháp quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 200.000.000 đồng cho nên Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất có phải thực hiện quan trắc môi trường không?
Căn cứ theo điểm i khoản 4 Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
...
4. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm sau đây:
...
k) Ban hành quy chế về bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật;
m) Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật;
n) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm thực hiện quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?