Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng so với giá cụ thể thì bị xử phạt như thế nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ công ích được tự do niêm yết giá theo quy định của doanh nghiệp mình không?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công chỉ cần thực hiện niêm yết giá tại doanh nghiệp có đúng không?
- Giá niêm yết là giá của hàng hóa hay đã bao gồm các khoản thuế, phí liên quan?
- Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng so với giá cụ thể thì bị xử phạt như thế nào?
Doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ công ích được tự do niêm yết giá theo quy định của doanh nghiệp mình không?
Căn cứ khoản 5 Điều 12 Luật Giá 2012 có quy định liên quan đến hoạt động niêm yết giá như sau:
"Điều 12. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
[...]
5. Niêm yết giá:
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết;
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết."
Tại khoản 1 Điều 19 Luật Giá 2012 quy đinh những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá bao gồm:
"Điều 19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
1. Nhà nước định giá đối với:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh;
b) Tài nguyên quan trọng;
c) Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước."
Như vậy, dịch vụ công ích thuộc nhóm dịch vụ do Nhà nước định giá, do đó doanh nghiệp bạn phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết; không được tự do niêm yết giá theo quy định của doanh nghiệp mình.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công chỉ cần thực hiện niêm yết giá tại doanh nghiệp có đúng không?
Địa điểm thực hiện niêm yết giá được quy định tại Điều 17 Nghị định 177/2013/NĐ-CP như sau:
"Điều 17. Địa điểm thực hiện niêm yết giá
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh (có quầy giao dịch và bán sản phẩm).
2. Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ theo quy định của pháp luật, cửa hàng, cửa hiệu, ki-ốt, quầy hàng, nơi giao dịch thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3. Hội chợ triển lãm có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
4. Các địa điểm khác theo quy định của pháp luật."
Theo đó, ngoài niêm yết giá tại doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công còn có thể niêm yết giá tại hội chợ triển lãm có cung ứng dịch vụ hoặc các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ theo quy định của pháp luật, cửa hàng, cửa hiệu, ki-ốt, quầy hàng, nơi giao dịch thực hiện việc cung ứng dịch vụ hoặc một số địa điểm khác theo quy định.
Giá niêm yết là giá của hàng hóa hay đã bao gồm các khoản thuế, phí liên quan?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 177/2013/NĐ-CP có quy định về cách thức niêm yết giá như sau:
"Điều 18. Cách thức niêm yết giá
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết.
2. Đồng tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng.
3. Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó."
Theo đó, giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó.
Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng so với giá cụ thể thì bị xử phạt như thế nào?
Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng so với giá cụ thể thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP có quy định về hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ như sau:
"Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;
b) Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
[...]"
Như vậy, trường hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ niêm yết giá theo quy định hoặc niêm yết giá không đúng với giá cụ thể thì có thể bị xử phạt theo những quy định trên với mức phạt thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất là 6 triệu đồng.
Đây là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, gấp đôi mức phạt nêu trên theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?