Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có bắt buộc phải ký quỹ hay không? Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ký quỹ không đúng mức quy định bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Kinh doanh bảo hiểm theo quy định pháp luật là như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Kinh Doanh bảo hiểm 2000 như sau:
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
...
Kinh doanh bảo hiểm
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có bắt buộc phải ký quỹ hay không?
Căn cứ Điều 95 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định như sau:
Ký quỹ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
2. Chính phủ quy định mức tiền ký quỹ và cách thức sử dụng tiền ký quỹ.
Và bắt buộc doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ký quỹ không đúng mức quy định bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Bên cạnh đó tại Điều 27 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về ký quỹ
Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
1. Nộp tiền ký quỹ không đúng quy định của pháp luật;
2. Sử dụng tiền ký quỹ không đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 33 Nghị định 98/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động một phần nội dung, phạm vi trong Giấy phép thành lập và hoạt động có thời hạn; tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động một phần nội dung, phạm vi trong Giấy phép thành lập và hoạt động có thời hạn; tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Thẩm quyền đối với mức phạt tiền quy định tại Điều này áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần cá nhân.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ký quỹ không đúng mức quy định bị xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Điều 27 nêu trên.
Tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt là người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm.
Tuy nhiên, do xử phạt bằng hình thức cảnh cáo nên không cần phải lập biên bản xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?