Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải định giá tài sản của quỹ liên kết đơn vị theo định kỳ tối thiểu một tuần bao nhiêu lần?
- Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải định giá tài sản của quỹ liên kết đơn vị theo định kỳ tối thiểu một tuần bao nhiêu lần?
- Khi nào doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm?
- Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ báo cáo phương án khắc phục sai sót khi định giá đơn vị quỹ cho cơ quan nào?
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải định giá tài sản của quỹ liên kết đơn vị theo định kỳ tối thiểu một tuần bao nhiêu lần?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Thông tư 135/2012/TT-BTC quy định định giá quỹ liên kết đơn vị như sau:
Định giá quỹ liên kết đơn vị
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải định giá tài sản của quỹ liên kết đơn vị theo định kỳ tối thiểu một tuần một lần, theo giá trị thị trường hoặc giá trị hợp lý (trong trường hợp không có giá trị thị trường) của các tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ liên kết đơn vị.
2. Việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ liên kết đơn vị phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 18 và Điều 19 Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 16/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản nêu trên (nếu có).
3. Ngân hàng giám sát được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phê duyệt việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ liên kết đơn vị.
...
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải định giá tài sản của quỹ liên kết đơn vị theo định kỳ tối thiểu một tuần một lần, theo giá trị thị trường hoặc giá trị hợp lý (trong trường hợp không có giá trị thị trường) của các tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ liên kết đơn vị.
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (Hình từ Internet)
Khi nào doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm?
Căn cứ khoản 4 Điều 19 Thông tư 135/2012/TT-BTC quy định định giá quỹ liên kết đơn vị như sau:
Định giá quỹ liên kết đơn vị
...
4. Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong trường hợp có sai sót khi định giá đơn vị của quỹ liên kết đơn vị và phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm và quỹ liên kết đơn vị các thiệt hại phát sinh từ việc mua, bán các đơn vị quỹ do sai sót trong trường hợp giá trị tài sản ròng của quỹ bị định giá sai với mức độ sai lệch như sau:
a) Đạt từ 0,25% giá trị tài sản ròng trở lên trong trường hợp đầu tư vào cổ phiếu;
b) Đạt từ 0,75% giá trị tài sản ròng trở lên trong trường hợp đầu tư vào trái phiếu;
c) Đạt từ 1,00% giá trị tài sản ròng trở lên trong trường hợp đầu tư vào các tài sản khác.
5. Mức đền bù thiệt hại cho bên mua bảo hiểm và quỹ liên kết đơn vị từ việc mua bán đơn vị quỹ trong trường hợp có sai sót khi định giá đơn vị quỹ liên kết đơn vị được xác định như sau:
a) Trường hợp quỹ bị định giá thấp, mức đền bù cho bên mua bảo hiểm và quỹ liên kết đơn vị được xác định như sau:
- Nếu phí bảo hiểm được phân bổ để mua đơn vị quỹ trước thời gian quỹ bị định giá sai và đã bán đơn vị quỹ trong thời gian quỹ bị định giá sai: Mức đền bù cho bên mua bảo hiểm được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ mà bên mua bảo hiểm đã bán;
- Nếu phí bảo hiểm được phân bổ để mua đơn vị quỹ trong thời gian quỹ bị định giá sai và tiếp tục nắm giữ sau thời gian quỹ bị định giá sai: Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm đền bù cho quỹ liên kết đơn vị, mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ mà bên mua bảo hiểm đã mua và còn tiếp tục nắm giữ sau thời gian bị định giá sai.
...
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm và quỹ liên kết đơn vị các thiệt hại phát sinh từ việc mua, bán các đơn vị quỹ do sai sót trong trường hợp giá trị tài sản ròng của quỹ bị định giá sai với mức độ sai lệch như trên.
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ báo cáo phương án khắc phục sai sót khi định giá đơn vị quỹ cho cơ quan nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 19 Thông tư 135/2012/TT-BTC quy định như sau:
Định giá quỹ liên kết đơn vị
...
6. Doanh nghiệp bảo hiểm phải có báo cáo phương án khắc phục sai sót khi định giá đơn vị quỹ cho Bộ Tài chính chậm nhất là ba (03) ngày làm việc kể từ ngày phát hiện sai sót. Trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày có báo cáo Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành đền bù thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm và quỹ liên kết đơn vị.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải có báo cáo phương án khắc phục sai sót khi định giá đơn vị quỹ cho Bộ Tài chính chậm nhất là ba (03) ngày làm việc kể từ ngày phát hiện sai sót.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?