Doanh nghiệp kinh doanh cung ứng dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử có bắt buộc phải có cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán không?
Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử là gì?
Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử được giải thích tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-NHNN thì dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử là một loại dịch vụ trung gian thanh toán là dịch vụ hỗ trợ việc tiếp nhận, truyền dẫn và xử lý dữ liệu trong các giao dịch chuyển tiền điện tử của ngân hàng hoặc được ngân hàng ủy thác.
Doanh nghiệp kinh doanh cung ứng dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử có bắt buộc phải có cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh cung ứng dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử có bắt buộc phải có cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán không?
Doanh nghiệp kinh doanh cung ứng dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử có bắt buộc phải có cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán không, thì theo quy định tại tại Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 20/2016/TT-NHNN có quy định về cấp, thu hồi và cấp lại giấy phép như sau:
Cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) thực hiện cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (sau đây gọi tắt là Giấy phép) theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi tắt là Nghị định số 101/2012/NĐ-CP).
2. Tổ chức không phải là ngân hàng được xin cấp Giấy phép thực hiện một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán quy định tại Điều 2 Thông tư này trên cơ sở đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP và các quy định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế các điều kiện này (nếu có).
Tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 16/2019/NĐ-CP như sau:
Các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ này
1. Dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm:
a) Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử;
b) Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán;
c) Các dịch vụ trung gian thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Có Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của tổ chức phê duyệt, trong đó tối thiểu phải có các nội dung:
(i) Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ đề nghị cấp phép, gồm: Tên, phạm vi cung ứng, đối tượng khách hàng, điều kiện sử dụng, sơ đồ và diễn giải các bước thực hiện nghiệp vụ, quy trình dòng tiền từ lúc khởi tạo giao dịch đến lúc quyết toán nghĩa vụ giữa các bên liên quan;
(ii) Cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán, gồm: Cơ chế mở và duy trì số dư tài khoản đảm bảo thanh toán, mục đích sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán;
(iii) Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật; các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp;
c) Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;
…
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp kinh doanh cung ứng dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử bắt buộc phải có cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán.
Cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán, gồm: Cơ chế mở và duy trì số dư tài khoản đảm bảo thanh toán, mục đích sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán.
Thời hạn giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử là bao nhiêu năm?
Thời hạn giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 39/2014/TT-NHNN như sau:
Quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép
1. Quy trình, thủ tục cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP.
…
Dẫn chiếu tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 101/2012/NĐ-CP như sau:
Quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
…
3. Thời hạn Giấy phép
Thời hạn của Giấy phép là 10 năm tính từ ngày tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử là 10 năm tính từ ngày tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?