Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành được quyền yêu cầu giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành được quyền yêu cầu giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng trong thời hạn bao lâu?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành không bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng bị phạt bao nhiêu?
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành được quyền yêu cầu giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ trong trường hợp nào?
Tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP như sau:
Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ
1. Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể yêu cầu giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành được quyền yêu cầu giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP như sau:
Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ
...
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp sau đây:
a) Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;
b) Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành không bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 11 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
...
11. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
b) Không bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng theo quy định;
c) Sử dụng người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành không bảo đảm điều kiện theo quy định.
12. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không làm thủ tục đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định;
b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành không đúng phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành ghi trong giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
13. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;
b) Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp khác để hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
...
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành không bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?