Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không giám sát việc khám kỹ thuật của đoàn tàu theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Kết cấu hạ tầng đường sắt là gì?
- Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không giám sát việc khám kỹ thuật của đoàn tàu theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không giám sát việc khám kỹ thuật của đoàn tàu theo quy định là bao lâu?
Kết cấu hạ tầng đường sắt là gì?
Kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Đường sắt 2017 như sau:
Kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Theo đó, kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Kết cấu hạ tầng đường sắt là gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không giám sát việc khám kỹ thuật của đoàn tàu theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không giám sát việc khám kỹ thuật của đoàn tàu theo quy định thì bị phạt theo điểm b khoản 5 Điều 40 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khám, sửa chữa toa xe, lập tàu, thử hãm
...
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với nhân viên điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga thực hiện hành vi lập tàu không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với nhân viên điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lập tàu có ghép nối toa xe không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, trừ trường hợp di chuyển phương tiện chạy thử nghiệm, đưa phương tiện bị hư hỏng về cơ sở sửa chữa;
b) Lập tàu có ghép nối toa xe vận tải động vật, hàng hóa có mùi hôi thối, chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại, hàng nguy hiểm khác vào tàu khách.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, lái tàu, nhân viên khám xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho tàu chạy từ ga lập tàu hoặc các ga có quy định về thử hãm đoàn tàu mà không đủ áp lực hãm theo quy định;
b) Cho tàu chạy mà không thử hãm theo quy định.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không ban hành nội dung, chức danh đảm nhiệm việc khám kỹ thuật theo quy định;
b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng không quy định địa điểm, không giám sát việc khám kỹ thuật của đoàn tàu theo quy định.
6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức được giao sửa chữa, quản lý, vận dụng phương tiện giao thông đường sắt không có đầy đủ trang bị kỹ thuật, phụ tùng, vật tư cần thiết để phục vụ việc chỉnh bị, kiểm tra, lâm tu phương tiện giao thông đường sắt tại các trạm đầu máy, trạm khám chữa toa xe theo quy định.
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải tổ chức thử hãm theo quy định.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không giám sát việc khám kỹ thuật của đoàn tàu theo quy định thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không giám sát việc khám kỹ thuật của đoàn tàu theo quy định là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không giám sát việc khám kỹ thuật của đoàn tàu theo quy định được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không giám sát việc khám kỹ thuật của đoàn tàu theo quy định là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?