Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán trang sức vàng bao nhiêu năm thì được kinh doanh vàng miếng? Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng là gì?
Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán trang sức vàng bao nhiêu năm thì được kinh doanh vàng miếng?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP có quy định về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
1. Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
c) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
d) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
đ) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
2. Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
b) Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
c) Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
3. Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.
Theo đó, doanh nghiệp phải có kinh nghiệm bán vàng ít nhất 02 năm và đáp ứng những điều kiện được quy định bên trên thì mới được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Đối với tổ chức tín dụng thì không bắt buộc đối với kinh nghiệm.
Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán trang sức vàng bao nhiêu năm thì được kinh doanh vàng miếng? Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng là gì? (Hình ảnh từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp bao gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-NHNN, khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2017/TT-NHNN và khoản 4 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-NHNN có quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
- Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm kinh doanh);
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong 02 (hai) năm liền kề trước đó.
Như vậy, doanh nghiệp cần có đầy đủ những giấy tờ trên để có thể đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng là gì?
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng được quy định tại Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm:
1. Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.
2. Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
4. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
5. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên qua
Theo đó, Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm:
- Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định 24/2012/NĐ-CP là là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
- Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
- Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
- Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
- Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
- Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?