Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an về số lượng nhân viên bảo vệ trên tàu đang quản lý không?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền gì?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an về số lượng nhân viên bảo vệ trên tàu đang quản lý hay không?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có phải chịu trách nhiệm cấp trang phục cho lực lượng bảo vệ tàu hay không?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không bố trí đủ nhân viên công tác trên tàu theo quy định bị xử phạt như thế nào?
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Đường sắt 2017, quy định về quyền của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt như sau:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp các thông tin về kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt liên quan đến năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) Được sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt trên hệ thống đường sắt để kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định;
c) Tạm ngừng chạy tàu khi xét thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tàu đồng thời phải thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
d) Được bồi thường thiệt hại do lỗi doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc do tổ chức, cá nhân khác gây ra;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các quyền sau:
- Được cung cấp các thông tin về kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt liên quan đến năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt;
- Được sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt trên hệ thống đường sắt để kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định;
- Tạm ngừng chạy tàu khi xét thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tàu đồng thời phải thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
- Được bồi thường thiệt hại do lỗi doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc do tổ chức, cá nhân khác gây ra;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an về số lượng nhân viên bảo vệ trên tàu đang quản lý không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an về số lượng nhân viên bảo vệ trên tàu đang quản lý hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 19 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
...
6. Định kỳ ngày 20 tháng 12 hằng năm, tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an các nội dung sau:
a) Tổng số nhân viên bảo vệ trên tàu đang quản lý;
b) Tổng số nhân viên bảo vệ trên tàu được đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Nghị định này;
c) Kết quả hoạt động của lực lượng bảo vệ trên tàu;
d) Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định và đề xuất, kiến nghị.
Theo quy định nêu trên, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm báo cáo tổng số nhân viên bảo vệ trên tàu mà doanh nghiệp hiện đang quản lý với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an định kỳ vào ngày 20 tháng 12 hằng năm.
Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt còn phải tổng hợp báo cáo các nội dung sau:
- Tổng số nhân viên bảo vệ trên tàu được đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định;
- Kết quả hoạt động của lực lượng bảo vệ trên tàu;
- Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định và đề xuất, kiến nghị.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có phải chịu trách nhiệm cấp trang phục cho lực lượng bảo vệ tàu hay không?
Theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
...
2. Chịu trách nhiệm cấp trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu cho lực lượng bảo vệ trên tàu và các chi phí khác cho hoạt động bảo vệ trên tàu do doanh nghiệp quản lý; quy định niên hạn sử dụng cho các loại trang phục, sao hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu.
...
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt chịu trách nhiệm việc cấp trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu cho lực lượng bảo vệ trên tàu mà doanh nghiệp đang quản lý.
Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải quy định niên hạn sử dụng cho các loại trang phục, sao hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không bố trí đủ nhân viên công tác trên tàu theo quy định bị xử phạt như thế nào?
Tại điểm e khoản 3 Điều 71 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường sắt như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường sắt
...
3.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện các nhiệm vụ vận tải đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện đúng quy định về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng;
c) Không thực hiện đúng các quy định về xếp, dỡ, vận chuyển hàng nguy hiểm;
d) Không bảo đảm các điều kiện sinh hoạt tối thiểu của hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn giao thông hoặc thiên tai, địch họa;
đ) Không thực hiện đúng quy định về xếp hàng và gia cố hàng trên toa xe;
e) Không bố trí đủ nhân viên công tác trên tàu theo quy định;
g) Không xây dựng quy trình tác nghiệp đối với các chức danh nhân viên công tác trên tàu theo quy định.
Theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 71 nêu trên, trường hợp không bố trí đủ nhân viên công tác trên tàu hỏa theo quy định pháp luật thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tại đường sắt với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?