Doanh nghiệp là pháp nhân thương mại? Biện pháp cưỡng chế thi hành án nào được áp dụng đối với pháp nhân thương mại là doanh nghiệp?
- Doanh nghiệp có phải là pháp nhân thương mại?
- Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân thương mại là doanh nghiệp được căn cứ vào đâu?
- Các biện pháp cưỡng chế thi hành án nào có thể áp dụng đối với pháp nhân thương mại là doanh nghiệp?
- Quyết định cưỡng chế thi hành án được gửi đến pháp nhân thương mại là doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khi nào?
Doanh nghiệp có phải là pháp nhân thương mại?
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định nêu trên thì pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Theo đó, việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp là pháp nhân thương mại.
Doanh nghiệp là pháp nhân thương mại? Biện pháp cưỡng chế thi hành án nào được áp dụng đối với pháp nhân thương mại là doanh nghiệp? (Hình từ Internet).
Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân thương mại là doanh nghiệp được căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 44/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc áp dụng cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
1. Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
2. Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại, nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án không quá thời hạn chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp được xác định khi biện pháp tư pháp được thi hành xong.
4. Pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế trong cùng một thời điểm nếu việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế không đủ để bảo đảm thi hành án.
5. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có liên quan trong cưỡng chế thi hành án.
Theo đó, việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân thương mại là doanh nghiệp phải căn cứ vào hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với doanh nghiệp, nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án nào có thể áp dụng đối với pháp nhân thương mại là doanh nghiệp?
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 4 Nghị định 44/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại gồm:
1. Phong tỏa tài khoản.
2. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).
3. Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
Như vậy, các biện pháp cưỡng chế thi hành án nào có thể áp dụng đối với pháp nhân thương mại là doanh nghiệp bao gồm:
- Phong tỏa tài khoản.
- Kê biên tài sản.
- Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử;
- Tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
Quyết định cưỡng chế thi hành án được gửi đến pháp nhân thương mại là doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khi nào?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 44/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Gửi quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải gửi quyết định cưỡng chế cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại có liên quan, pháp nhân thương mại, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; trường hợp thi hành biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 2 và 3 Điều 4 Nghị định này thì quyết định cưỡng chế còn phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản kê biên hoặc nơi có tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử bị tạm giữ hoặc nơi có con dấu bị tạm giữ hoặc thu hồi trước khi thi hành 03 ngày làm việc để phối hợp thực hiện.
Như vậy, theo quy định nêu trên, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải gửi quyết định cưỡng chế đến pháp nhân thương mại là doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?