Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Tòa án nhân dân theo phương thức nào?
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải có những nội dung nào và kèm theo các giấy tờ gì?
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Tòa án nhân dân theo phương thức nào?
- Quy trình xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được thực hiện như thế nào?
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải có những nội dung nào và kèm theo các giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 28 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 của Luật này phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
đ) Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
a) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;
b) Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;
c) Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;
đ) Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).
4. Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải có những nội dung chủ yếu như sau:
- Ngày, tháng, năm;
- Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp;
- Tên, địa chỉ của người làm đơn;
- Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Theo đó, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải kèm theo các giấy tờ sau:
(1) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong toàn bộ thời gian hoạt động;
(2) Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;
(3) Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp;
(4) Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;
(5) Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp;
(6) Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).
Lưu ý: Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Tòa án nhân dân theo phương thức nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Tòa án nhân dân theo phương thức nào?
Căn cứ Điều 30 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
b) Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
2. Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Tòa án nhân dân theo một trong hai phương thức sau đây:
(1) Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
(2) Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
Quy trình xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được thực hiện như thế nào?
Theo đó, quy trình xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Phá sản 2014 như sau:
(1) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:
- Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
- Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ nội dung thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;
- Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;
- Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
(2) Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp đơn và doanh nghiệp mất khả năng thanh toán biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?