Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?

Xin hỏi, cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới có những đối tượng nào? Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì? Câu hỏi của chị H.N (Gia Lai).

Đối tượng cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới có những đối tượng nào?

Hoạt động môi giới bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được giải thích tại khoản 6, khoản 21 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau

Hoạt động môi giới bảo hiểm là hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; các hoạt động liên quan đến việc đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm.
...
21. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để thực hiện các hoạt động môi giới bảo hiểm.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 85 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định:

Đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới
1. Đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới (sau đây gọi là cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới) là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có trụ sở chính tại quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.
2. Đối tượng sử dụng dịch vụ bảo hiểm cung cấp qua biên giới là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
3. Các dịch vụ tái bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải quốc tế, bảo hiểm hàng không quốc tế, môi giới tái bảo hiểm quốc tế thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và thông lệ tốt nhất.

Theo quy định trên, đối tượng cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có trụ sở chính tại quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

doanh nghiệp môi giới bảo hiểm qua biên giói

Cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 86 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:

Các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Các điều kiện chung:
a) Có Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến cung cấp qua biên giới tại Việt Nam và chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm tính tới thời điểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;
b) Có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước ngoài trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.
2. Các điều kiện về năng lực tài chính:
a) Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài; tối thiểu tương đương 100 triệu đô la Mỹ đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài vào năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;
c) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.
3. Các điều kiện về khả năng xử lý tổn thất:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải ký quỹ tối thiểu 100 tỷ đồng Việt Nam tại ngân hàng được cấp Giấy phép tại Việt Nam và có thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng đó cam kết thanh toán trong trường hợp trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm cung cấp qua biên giới tại Việt Nam vượt quá mức ký quỹ bắt buộc. Tiền ký quỹ chỉ được sử dụng để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mất khả năng thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thỏa thuận với ngân hàng nơi ký quỹ. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt trách nhiệm đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải có quy trình giải quyết bồi thường trong đó nêu rõ thủ tục, trình tự xử lý tổn thất và thời hạn trả tiền bồi thường cho bên mua bảo hiểm tại Việt Nam. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoặc đại diện được ủy quyền phải có mặt tại nơi xảy ra tổn thất trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được thông báo tổn thất. Thời hạn giải quyết bồi thường tối đa theo quy định tại Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm;
c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp môi giới bảo hiểm cho trách nhiệm cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

Như vậy, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện chung; các điều kiện về năng lực tài chính và các điều kiện về khả năng xử lý tổn thất được quy định cụ thể trên.

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam theo phương thức gì?

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam theo phương thức được quy định tại khoản 2 Điều 88 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:

Phương thức thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải thực hiện thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải môi giới cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
3. Cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho các cá nhân, tổ chức không phải là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam thì phải hợp tác với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Theo quy định trên, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải môi giới cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Môi giới bảo hiểm TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguyên tắc hoạt động môi giới bảo hiểm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mức chi hoa hồng cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính có cần phải được Bộ Tài chính chấp thuận không?
Pháp luật
Doanh nghiệp hoạt động môi giới bảo hiểm mà không có giấy phép hoạt động thì có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có trình độ như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động môi giới bảo hiểm có phải cần chứng chỉ môi giới bảo hiểm không? Điều kiện thi chứng chỉ môi giới bảo hiểm là gì?
Pháp luật
Quy định về hoa hồng môi giới bảo hiểm mới nhất theo Thông tư 67/2023/TT-BTC có nội dung ra sao?
Pháp luật
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Môi giới bảo hiểm là hoạt động như thế nào? Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật
Pháp luật
Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm gồm những gì? Thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Môi giới bảo hiểm
1,180 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Môi giới bảo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Môi giới bảo hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào