Doanh nghiệp ngừng hoạt động trước khi có thỏa thuận trọng tài thương mại với bên đối tác vậy thỏa thuận còn hiệu lực hay không?
- Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết trong những trường hợp nào?
- Thỏa thuận về trọng tài thương mại trong hợp đồng để xử lý vụ việc khi có tranh chấp xảy ra như thế nào?
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động trước khi có thỏa thuận trọng tài thương mại với bên đối tác vậy thỏa thuận còn hiệu lực hay không?
Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài như sau:
"Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài."
Như vậy, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp phát sinh giữa các bên trong hoạt động thương mại hoặc có ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
Ngoài ra, các trường hợp mà pháp luật quy định phải giải quyết bằng trọng tài cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại.
Thỏa thuận về trọng tài thương mại trong hợp đồng để xử lý vụ việc khi có tranh chấp xảy ra như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về hình thức thoả thuận trọng tài như sau:
"Điều 16. Hình thức thoả thuận trọng tài
1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận."
Theo đó, việc thỏa thuận sử dụng trọng tài thương mại có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
Có thể thỏa thuận trọng tài thương mại dưới dạn văn bản theo các hình thức:
- Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
- Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
- Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản;
- Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tàI như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
- Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Doanh nghiệp ngừng hoạt động trước khi thỏa thuận trọng tài thương mại với bên đối tác vậy thỏa thuận còn hiệu lực hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp ngừng hoạt động trước khi có thỏa thuận trọng tài thương mại với bên đối tác vậy thỏa thuận còn hiệu lực hay không?
Căn cứ Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về trường hợp trọng tài thương mại vô hiệu như sau:
"Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật."
Trường hợp này thỏa thuận trọng tài có vô hiệu hay không thể thực hiện được hay không.
Tại thời điểm xác lập hợp đồng thuê xe (trong hợp đồng có thỏa thuận trọng tài) thì doanh nghiệp A đã ngưng hoạt động. Như vậy, căn cứ Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì thỏa thuận trọng tài có thể xét vô hiệu theo khoản 5 do có dấu hiệu lừa dối trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài
Trường hợp này, mình nộp đơn ra tòa yêu cầu tòa án tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu, và tiến hành giải quyết tranh chấp này theo thủ tục thông thường tại tòa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?