Doanh nghiệp nhận vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia được nhận vận tải tất cả các loại hàng hóa đúng không?
Doanh nghiệp nhận vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia được nhận vận tải tất cả các loại hàng hóa đúng không?
Doanh nghiệp nhận vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia được nhận vận tải tất cả các loại hàng hóa đúng không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT như sau:
Yêu cầu của hàng hóa được nhận vận tải
1. Doanh nghiệp nhận vận tải tất cả các loại hàng hóa, trừ các loại hàng hóa sau đây:
a) Hàng hóa bị nghiêm cấm lưu thông trong hoạt động đường sắt theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa không phù hợp với điều kiện kỹ thuật khai thác vận tải bằng đường sắt;
c) Hàng hóa không đáp ứng được quy định tại Điều 62, Điều 63, Điều 64, Điều 65 của Luật Đường sắt.
2. Khi hàng hóa cần vận chuyển đòi hỏi chất lượng, kỹ thuật cao phải được sự thỏa thuận, thống nhất giữa doanh nghiệp và người thuê vận tải.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp nhận vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia được nhận vận tải tất cả các loại hàng hóa, trừ các loại hàng hóa sau:
- Hàng hóa bị nghiêm cấm lưu thông trong hoạt động đường sắt theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa không phù hợp với điều kiện kỹ thuật khai thác vận tải bằng đường sắt;
- Hàng hóa không đáp ứng được quy định tại Điều 62, Điều 63, Điều 64, Điều 65 của Luật Đường sắt.
Doanh nghiệp nhận vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia được nhận vận tải tất cả các loại hàng hóa đúng không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhận vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia có quyền từ chối những trường hợp nào?
Doanh nghiệp nhận vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia có quyền từ chối những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT như sau:
Từ chối vận tải hoặc đình chỉ vận tải
1. Doanh nghiệp có quyền từ chối hoặc đình chỉ vận tải trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa không thỏa mãn yêu cầu nhận vận tải được quy định tại Điều 10 Thông tư này;
b) Người thuê vận tải không thực hiện đúng nội dung của hợp đồng vận tải, vi phạm các quy định có liên quan tại Thông tư này;
c) Tắc đường do nguyên nhân bất khả kháng.
2. Người thuê vận tải có quyền từ chối thuê hoặc đề nghị dừng vận tải trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp không thực hiện đúng nội dung của hợp đồng vận tải, vi phạm các quy định có liên quan tại Thông tư này;
b) Do nguyên nhân bất khả kháng.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp nhận vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia có quyền từ chối những trường hợp sau:
- Hàng hóa không thỏa mãn yêu cầu nhận vận tải được quy định tại Điều 10 Thông tư này;
- Người thuê vận tải không thực hiện đúng nội dung của hợp đồng vận tải, vi phạm các quy định có liên quan tại Thông tư này;
- Tắc đường do nguyên nhân bất khả kháng.
Doanh nghiệp cung cấp những dụng cụ vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia nào?
Doanh nghiệp cung cấp những dụng cụ vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia nào, thì theo quy định khoản 4 Điều 13 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT như sau:
Cung cấp toa xe, dụng cụ vận tải kèm theo toa xe và vật liệu gia cố
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp đúng thời hạn, đúng số lượng, đúng chủng loại toa xe tại địa điểm xếp hàng theo hợp đồng vận tải hoặc theo thỏa thuận với người thuê vận tải.
2. Toa xe được cấp phải bảo đảm đúng điều kiện và yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Người thuê vận tải và doanh nghiệp thỏa thuận việc cung cấp dụng cụ, vật liệu cần thiết để gia cố, bảo vệ hàng hóa được ổn định, vững chắc và an toàn trong quá trình vận chuyển.
4. Doanh nghiệp cung cấp những dụng cụ, vật liệu gia cố sau đây:
a) Cọc, xích cố định trên toa xe mặt bằng, khi hàng hóa theo quy định phải xếp lên toa xe có thành nhưng thay thế bằng toa xe mặt bằng;
b) Bạt che hàng trên toa xe không mui, khi hàng hóa quy định phải xếp vào toa xe có mui nhưng thay thế bằng toa xe không mui.
5. Doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra dụng cụ, vật liệu gia cố hàng hóa của người thuê vận tải và có quyền không cho sử dụng nếu thấy không đúng với quy định về bảo đảm an toàn vận tải.
6. Doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, yêu cầu thay thế, sửa chữa phù hợp để bảo đảm an toàn vận tải đối với toa xe do người thuê vận tải cung cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp cung cấp những dụng cụ vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia sau:
- Cọc, xích cố định trên toa xe mặt bằng, khi hàng hóa theo quy định phải xếp lên toa xe có thành nhưng thay thế bằng toa xe mặt bằng;
- Bạt che hàng trên toa xe không mui, khi hàng hóa quy định phải xếp vào toa xe có mui nhưng thay thế bằng toa xe không mui.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?