Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ khi nào?
Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện là gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2016/NĐ-CP quy định về quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện như sau:
Quỹ hưu trí là tên viết tắt của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, là quỹ tài chính để thực hiện chương trình hưu trí, được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia quỹ và người sử dụng lao động.
Theo quy định trên, quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện là quỹ tài chính để thực hiện chương trình hưu trí, được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia quỹ và người sử dụng lao động.
Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ khi nào?
Trường hợp doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 88/2016/NĐ-CP như sau:
Đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ
1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ trong các trường hợp sau:
a) Thực hiện đầu tư không đúng với quy định tại Nghị định này hoặc chính sách đầu tư của quỹ hưu trí quy định tại Điều lệ quỹ;
b) Xác định sai giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí;
c) Phân bổ kết quả đầu tư và xác định sai giá trị tài Khoản hưu trí cá nhân.
2. Mức đền bù cho người tham gia quỹ được xác định trên cơ sở thiệt hại phát sinh cho người tham gia quỹ.
....
Theo đó, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ trong những trường hợp sau:
+ Thực hiện đầu tư không đúng với quy định tại Nghị định này hoặc chính sách đầu tư của quỹ hưu trí quy định tại Điều lệ quỹ.
+ Xác định sai giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí.
+ Phân bổ kết quả đầu tư và xác định sai giá trị tài Khoản hưu trí cá nhân.
Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ khi nào? (Hình từ Internet)
Quy trình đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện được quy định thế nào?
Việc đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện được thực hiện theo quy trình quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 88/2016/NĐ-CP như sau:
Đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ
...
3. Quy trình đền bù cho người tham gia quỹ hưu trí:
a) Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí xác định thiệt hại phát sinh đối với người tham gia quỹ;
b) Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thông báo cho ngân hàng giám sát về mức thiệt hại phát sinh đối với người tham gia quỹ;
c) Ngân hàng giám sát kiểm tra, xác nhận giá trị thiệt hại phát sinh trên cơ sở tính toán của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
d) Ngân hàng giám sát và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thống nhất về giá trị thiệt hại phát sinh đối với người tham gia quỹ hưu trí;
đ) Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ hưu trí.
4. Ngân hàng giám sát, tổ chức lưu ký, tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân chịu trách nhiệm liên đới với doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và phải đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ khi xảy ra các thiệt hại do sai sót của từng tổ chức này. Mức độ bồi thường thiệt hại thực hiện theo thỏa thuận dân sự giữa doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và ngân hàng giám sát, tổ chức lưu ký, tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân.
5. Việc bồi thường thiệt hại cho người tham gia quỹ phải được doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thuyết minh cụ thể tại báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động quản lý quỹ hưu trí, trong đó nêu rõ nguyên nhân, lý do, mức độ ảnh hưởng, số lượng người tham gia quỹ bị ảnh hưởng đã được đền bù, mức đền bù cho người tham gia quỹ, hình thức đền bù, phương thức thanh toán và các hoạt động khắc phục khác (nếu có).
Như vậy, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện xác định thiệt hại phát sinh đối với người tham gia quỹ.
Sau đó, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thông báo cho ngân hàng giám sát về mức thiệt hại phát sinh đối với người tham gia quỹ.
Ngân hàng giám sát kiểm tra, xác nhận giá trị thiệt hại phát sinh trên cơ sở tính toán của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí. Ngân hàng giám sát và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thống nhất về giá trị thiệt hại phát sinh đối với người tham gia quỹ hưu trí.
Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ hưu trí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?