Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh có được là công ty hợp danh không? Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được áp dụng những chính sách nào?
Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh là gì?
Theo Điều 2 Nghị định 47/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được quy định như sau:
Doanh nghiệp quốc phòng an ninh là doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh quy định tại Khoản 5 Điều 217 Luật Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh có được là công ty hợp danh không?
Theo Điều 13 Nghị định 47/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau:
- Đảm bảo đồng thời các điều kiện sau:
+ Là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
+ Có ngành, lĩnh vực và địa bàn hoạt động quy định tại Phụ lục 1 về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh kèm theo Nghị định này.
+ Được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bằng nguồn lực của Nhà nước hoặc nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư, thành lập doanh nghiệp.
- Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh từng thời kỳ.
Như vậy, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh không được là công ty hợp danh mà phải là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp trừ trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh có được là công ty hợp danh không?
Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và người lao động trong doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được áp dụng những chính sách nào?
Theo Điều 16 Nghị định 47/2021/NĐ-CP thì chính sách đối với doanh nghiệp quốc phòng an ninh và người lao động tại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được quy định như sau:
- Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được áp dụng các chính sách sau:
+ Được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đối với diện tích đất được giao quản lý, sử dụng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh phù hợp với quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành;
+ Được Nhà nước đảm bảo các khoản chi phí gồm: quân trang cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng, hạ sỹ quan, công nhân công an; chi cho nhiệm vụ diễn tập, huấn luyện chiến đấu, huấn luyện dự bị động viên; các khoản chi cho công tác quốc phòng, an ninh, công tác phục vụ quốc phòng, quan hệ quân dân. Trường hợp ngân sách nhà nước không đảm bảo đủ thì được hạch toán các khoản chi phí này vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được loại trừ các chi phí này khi thực hiện đánh giá, xếp loại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;
+ Được Nhà nước cấp kinh phí cho việc duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa vận hành các dây chuyền sản xuất quốc phòng, an ninh trong trường hợp tạm ngừng sản xuất mà không có khả năng tự bù đắp chi phí;
+ Được Nhà nước hỗ trợ 02 quỹ khen thưởng và phúc lợi bằng 02 tháng lương thực hiện trong trường hợp không đủ nguồn để trích lập;
+ Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí nhà trẻ, giáo dục tại địa bàn chưa có trường lớp theo hệ thống giáo dục công lập; kinh phí y tế đối với những nơi do điều kiện đặc biệt phải duy trì bệnh xá;
+ Được tính khấu hao đối với những tài sản cố định là dây chuyền đầu tư sản xuất vũ khí, khí tài, trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh có vốn đầu tư lớn theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Người lao động trong doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được áp dụng các chế độ, chính sách sau:
+ Tiền lương của lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan được tính phù hợp với quy định về chế độ, chính sách của pháp luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan và căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Khi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, người lao động nếu bị thương hoặc bị chết mà đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì được xem xét, xác nhận là người có công theo quy định của pháp luật về người có công; người lao động bị tai nạn lao động thì xét hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
+ Nhà nước đảm bảo kinh phí trả lương, đóng bảo hiểm xã hội cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian chuẩn bị nghỉ hưu; thanh toán các khoản chi ra quân, xuất ngũ, phục viên, thôi việc theo chế độ hiện hành; hỗ trợ trả lương cho số lượng người lao động tối thiểu cần phải duy trì để doanh nghiệp vận hành các dây chuyền sản xuất quốc phòng an ninh trong trường hợp tạm ngừng sản xuất mà không có khả năng tự bù đắp chi phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?