Doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng phương pháp chi phí để định giá hàng hóa dịch vụ nhập khẩu hay không?
Doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng phương pháp chi phí để định giá hàng hóa dịch vụ nhập khẩu hay không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 25/2014/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị, cá nhân (gọi tắt là tổ chức, cá nhân) sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá căn cứ quy định tại Thông tư này để:
a) Thẩm định phương án giá, quyết định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá khi Nhà nước áp dụng biện pháp định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá để bình ổn giá; quyết định các biện pháp hỗ trợ về giá.
b) Rà soát Biểu mẫu đăng ký giá; hồ sơ hiệp thương giá; kê khai giá.
c) Kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 26 Luật giá; thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về giá.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này có quyền áp dụng phương pháp định giá tại Thông tư này để tính toán và quy định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc quyền định giá của mình.
Như vậy, doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng phương pháp chi phí để định giá đối với hàng hóa dịch vụ nhập khẩu.
Doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng phương pháp chi phí để định giá hàng hóa dịch vụ nhập khẩu hay không? (Hình từ Internet)
Phương pháp chi phí định giá sản phẩm hàng hóa dịch vụ là phương pháp như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 25/2014/TT-BTC quy định về phương pháp chi phí như sau:
Khái niệm
Phương pháp chi phí là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, hợp lệ và mức lợi nhuận dự kiến (nếu có) phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chính sách của Nhà nước có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ.
Theo đó, phương pháp chi phí là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, hợp lệ và mức lợi nhuận dự kiến (nếu có) phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chính sách của Nhà nước có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ.
Giá hàng hóa dịch vụ nhập khẩu được xác định theo công thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 25/2014/TT-BTC quy định về giá hàng hóa dịch vụ nhập khẩu như sau:
Xác định giá hàng hóa, dịch vụ
...
2. Đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu:
Giá hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu xác định theo công thức sau:
Giá hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu = Giá vốn nhập khẩu (GV) + Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính (nếu có) + Lợi nhuận dự kiến (nếu có) + Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có)
a) Giá vốn nhập khẩu (GV) xác định theo công thức sau:
GV = Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam (giá CIF) + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Các khoản thuế, phí khác phát sinh tại khâu nhập khẩu (nếu có) + Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có)
Trong đó:
- Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam (giá CIF) bằng (=) [Giá mua thực tế ở thị trường nước ngoài cộng (+) Các chi phí phát sinh để đưa hàng về Việt Nam (gồm chi phí bảo hiểm quốc tế, cước vận chuyển quốc tế) cộng (+) Các chi phí phải cộng khác theo quy định (nếu có) trừ (-) Các chi phí phải trừ khác theo quy định (nếu có) vào giá trị hàng nhập khẩu để tính thuế nhập khẩu theo quy định] nhân (×) Tỷ giá quy đổi ngoại tệ.
Tỷ giá quy đổi ngoại tệ được tính theo tỷ giá thực tế các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã thanh toán với Ngân hàng (nơi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giao dịch) khi vay hoặc khi mua ngoại tệ để mua hàng hóa. Trường hợp các tổ chức, cá nhân chưa thanh toán với Ngân hàng thì tính theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân đã vay hoặc mua ngoại tệ tại thời điểm định giá.
Đối với phương án giá mua tối đa, giá bán tối thiểu hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước lập phương án giá, tỷ giá ngoại tệ tính theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm định giá hoặc công bố gần nhất so với thời điểm định giá.
- Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản thuế, phí khác phát sinh tại khâu nhập khẩu (nếu có) theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
- Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có).
...
Theo đó, giá hàng hóa dịch vụ nhập khẩu được xác định theo công thức như sau:
Giá hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu = Giá vốn nhập khẩu (GV) + Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính (nếu có) + Lợi nhuận dự kiến (nếu có) + Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có)
Trong đó, giá vốn nhập khẩu của hàng hóa dịch vụ được xác định như sau:
GV = Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam (giá CIF) + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Các khoản thuế, phí khác phát sinh tại khâu nhập khẩu (nếu có) + Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?