Doanh nghiệp sản xuất gây tiếng ồn có bị xử phạt hay không? Nếu có mức xử phạt như thế nào? Thẩm quyền giải quyết đối với doanh nghiệp sản xuất gây tiếng ồn??
Doanh nghiệp sản xuất gây ồn ào có bị xử phạt hay không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định:
'Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường
...
4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí."
Như vậy theo quy định trên doanh nghiệp gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Doanh nghiệp sản xuất gây tiếng ồn bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định tiếng ồn, cụ thể:
"Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này."
Ngoài ra tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định:
"Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân."
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
Như vậy, tùy vào từng hành vi và mức độ vi phạm quy định về gây tiếng ồn mà các tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền theo quy định nêu trên đối với cá nhân, đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền cá nhân.
Ngoài ra, tổ chức có hành vi vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn và đình chỉ hoạt động của cơ sở.
Đồng thời, buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật, buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường, mà không có biện pháp khắc phục hậu quả là di dời chỗ khác.
Doanh nghiệp sản xuất gây ồn (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp sản xuất gây ồn thì chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền xử phạt hay không?
Tại điểm l khoản 1 Điều 52 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"l) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này;"
Căn cứ khoản 3 Điều 48 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này."
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp sản xuất gây ồn mức phạt tiền trong phạm vi thẩm quyền là 1.000.000.000 đồng;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?