Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô có thể thuê nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp để thực hiện kinh doanh không?
- Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô có thể thuê nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp để thực hiện kinh doanh không?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô gồm những gì?
- Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô có trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng như thế nào?
- Cơ quan nào thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô?
Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô có thể thuê nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp để thực hiện kinh doanh không?
Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô có thể thuê nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp để thực hiện kinh doanh không phải căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 116/2017/NĐ-CP, khoản 2 Điều 2 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Cơ sở vật chất:
a) Doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu tối thiểu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.
Theo quy định trên, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô có thể thuê nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp để thực hiện kinh doanh.
Vì điều kiện về cơ sở vật chất để sản xuất, lắp ráp ô tô yêu cầu doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu.
Sản xuất, lắp ráp ô tô (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô được quy định tại Điều 8 Nghị định 116/2017/NĐ-CP, khoản 3 Điều 2 Nghị định 17/2020/NĐ-CP nội dung như sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;
- Danh mục các thiết bị dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô đồng bộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định này: 01 bản sao;
- Hồ sơ thuyết minh và thiết kế mặt bằng khu vực sản xuất và nhà xưởng: 01 bản sao;
- Hồ sơ thuyết minh và thiết kế đường thử ô tô: 01 bản sao;
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này: 01 bản sao;
Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô có trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng như thế nào?
Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô có trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng như thế nào phải căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 116/2017/NĐ-CP, nội dung như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
...
3. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 hoặc tương đương vào quá trình sản xuất trong thời hạn 12 tháng kể từ khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.
...
Theo quy định trên, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô có trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 hoặc tương đương vào quá trình sản xuất trong thời hạn 12 tháng kể từ khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.
Cơ quan nào thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô?
Cơ quan nào thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 116/2017/NĐ-CP, nội dung như sau:
Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô
1. Kiểm tra, giám sát định kỳ
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô trên phạm vi toàn quốc theo định kỳ 24 tháng.
2. Kiểm tra đột xuất
Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra đột xuất doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong các trường hợp sau:
a) Nhận được thông tin phản ánh có căn cứ về việc doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này;
b) Có văn bản yêu cầu của cơ quan chức năng.
3. Nội dung kiểm tra: Đánh giá việc duy trì hoạt động và các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo các nội dung đăng ký và đã được chứng nhận, gồm: Kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra cơ sở vật chất, kiểm tra các dây chuyền công nghệ và kiểm tra việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này.
4. Các nội dung kiểm tra phải được lập thành Biên bản (Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này). Trong trường hợp phát hiện sai phạm, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền liên quan xử lý theo quy định.
Như vậy, cơ quan thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô là Đoàn kiểm tra doanh nghiệp. Đoàn kiểm tra doanh nghiệp do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?