Doanh nghiệp sản xuất truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp sản xuất truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn trong trường hợp nào?
- Khi thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thì doanh nghiệp sản xuất phải ghi chép các thông tin về lô sản xuất thuộc Bộ Y tế như thế nào?
- Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc Bộ Y tế phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
Doanh nghiệp sản xuất truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định như sau:
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn phải thực hiện các việc sau đây:
a) Xác định, thông báo lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn;
b) Yêu cầu các đại lý kinh doanh thực phẩm báo cáo số lượng sản phẩm của lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường;
c) Tổng hợp, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch thu hồi và biện pháp xử lý.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp sản xuất truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn trong trường hợp sau:
- Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
- Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất không bảo đảm an toàn.
Doanh nghiệp sản xuất truy xuất nguồn gốc thực phẩm (Hình từ Internet)
Khi thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thì doanh nghiệp sản xuất phải ghi chép các thông tin về lô sản xuất thuộc Bộ Y tế như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 25/2019/TT-BYT có quy định như sau:
Yêu cầu về thông tin của hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm đối với cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm
Khi thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm phải tổ chức, ghi chép, lưu trữ, bảo đảm sẵn sàng trích xuất và báo cáo được các thông tin sau đây:
1. Thông tin về lô sản xuất của sản phẩm thực phẩm:
a) Tên sản phẩm thực phẩm;
b) Số lô sản xuất của sản phẩm thực phẩm;
c) Số lượng sản phẩm thuộc lô sản phẩm thực phẩm đã sản xuất;
d) Ngày sản xuất của lô sản phẩm thực phẩm;
đ) Hạn sử dụng đối với sản phẩm thực phẩm có quy định bắt buộc ghi hạn sử dụng;
e) Mã nhận diện sản phẩm thực phẩm (nếu có);
g) Nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến của lô sản phẩm thực phẩm: tên, các thông tin về nguồn gốc sản phẩm theo quy định đối với sản phẩm sản xuất trong nước, các thông tin về xuất xứ hàng hóa theo quy định đối với sản phẩm nhập khẩu;
h) Bao bì, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dùng để bao gói lô sản phẩm thực phẩm: tên, các thông tin về nguồn gốc sản phẩm theo quy định đối với sản phẩm sản xuất trong nước, các thông tin về xuất xứ hàng hóa theo quy định đối với sản phẩm nhập khẩu.
2. Số lượng sản phẩm của lô sản xuất đã xuất kho, còn tồn ở các kho của cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm.
3. Danh sách tên, địa chỉ của khách hàng, các đại lý phân phối sản phẩm thực phẩm (nếu có); số lượng sản phẩm của lô sản xuất đã nhập, đã bán và còn tồn tại kho.
Như vậy, theo quy định trên thì khi thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thì doanh nghiệp sản xuất phải ghi chép các thông tin về lô sản xuất thuộc Bộ Y tế như sau:
- Tên sản phẩm thực phẩm;
- Số lô sản xuất của sản phẩm thực phẩm;
- Số lượng sản phẩm thuộc lô sản phẩm thực phẩm đã sản xuất;
- Ngày sản xuất của lô sản phẩm thực phẩm;
- Hạn sử dụng đối với sản phẩm thực phẩm có quy định bắt buộc ghi hạn sử dụng;
- Mã nhận diện sản phẩm thực phẩm (nếu có);
- Nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến của lô sản phẩm thực phẩm: tên, các thông tin về nguồn gốc sản phẩm theo quy định đối với sản phẩm sản xuất trong nước, các thông tin về xuất xứ hàng hóa theo quy định đối với sản phẩm nhập khẩu;
- Bao bì, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dùng để bao gói lô sản phẩm thực phẩm: tên, các thông tin về nguồn gốc sản phẩm theo quy định đối với sản phẩm sản xuất trong nước, các thông tin về xuất xứ hàng hóa theo quy định đối với sản phẩm nhập khẩu.
Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc Bộ Y tế phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 25/2019/TT-BYT thì việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc Bộ Y tế phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo nguyên tắc một bước trước - một bước sau, bảo đảm theo dõi và nhận diện được công đoạn sản xuất trước và công đoạn sản xuất sau trong cơ sở sản xuất; cơ sở sản xuất, kinh doanh trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đã sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm.
- Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm được thực hiện theo lô sản xuất đối với sản phẩm thực phẩm cần truy xuất.
- Khi thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm sử dụng thông tin được trích xuất từ hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm do cơ sở thiết lập theo quy định tại các Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này và các nguồn thông tin khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?