Doanh nghiệp tái bảo hiểm phải xây dựng các quy trình nghiệp vụ để làm gì theo quy định pháp luật?
- Doanh nghiệp tái bảo hiểm phải xây dựng các quy trình nghiệp vụ để làm gì?
- Bảo đảm có sự kiểm tra, giám sát chéo trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ có phải là nguyên tắc trong hoạt động kiểm soát nội bộ không?
- Tổng giám đốc doanh nghiệp tái bảo hiểm có trách nhiệm ban hành các quy trình nghiệp vụ bao gồm cả quy trình kiểm soát nội bộ đúng không?
Doanh nghiệp tái bảo hiểm phải xây dựng các quy trình nghiệp vụ để làm gì?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định về yêu cầu đối với các quy trình nghiệp vụ trong kiểm soát nội bộ đối với doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Yêu cầu đối với các quy trình nghiệp vụ
1. Để bảo đảm thực hiện hoạt động kiểm soát nội bộ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải xây dựng các quy trình nghiệp vụ. Các quy trình nghiệp vụ bao gồm tối thiểu các quy trình sau: Quy trình định phí và phát triển sản phẩm bảo hiểm; quy trình khai thác, thẩm định; quy trình bồi thường và trả tiền bảo hiểm; quy trình tái bảo hiểm và quy trình kiểm soát nội bộ.
2. Các quy trình nghiệp vụ phải bảo đảm việc phân cấp và thẩm quyền phê duyệt rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cá nhân và bộ phận thực hiện; thẩm quyền phê duyệt được xác định căn cứ vào quy mô giao dịch, hạn mức rủi ro và các giới hạn khác theo quy định nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Như vậy, theo quy định nêu trên, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải xây dựng các quy trình nghiệp vụ để bảo đảm thực hiện hoạt động kiểm soát nội bộ.
Theo đó, các quy trình nghiệp vụ bao gồm tối thiểu các quy trình sau:
- Quy trình định phí và phát triển sản phẩm bảo hiểm;
- Quy trình khai thác, thẩm định;
- Quy trình bồi thường và trả tiền bảo hiểm;
- Quy trình tái bảo hiểm và quy trình kiểm soát nội bộ.
Các quy trình nghiệp vụ lập ra phải bảo đảm việc phân cấp và thẩm quyền phê duyệt rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cá nhân và bộ phận thực hiện.
Thẩm quyền phê duyệt được xác định căn cứ vào quy mô giao dịch, hạn mức rủi ro và các giới hạn khác theo quy định nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Doanh nghiệp tái bảo hiểm phải xây dựng các quy trình nghiệp vụ để làm gì theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet).
Bảo đảm có sự kiểm tra, giám sát chéo trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ có phải là nguyên tắc trong hoạt động kiểm soát nội bộ không?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định về hoạt động kiểm soát nội bộ phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
Hoạt động kiểm soát nội bộ
Hoạt động kiểm soát nội bộ bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Kiểm soát nội bộ được thực hiện đối với tất cả hoạt động, quy trình nghiệp vụ và các bộ phận của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Bộ phận kiểm soát tuân thủ phải độc lập với các bộ phận nghiệp vụ.
3. Một nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không đảm nhiệm cùng một lúc những chức vụ, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo nhau.
4. Nhân viên không được sử dụng thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài đó phục vụ cho mục đích cá nhân; không được che giấu hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
5. Bảo đảm có sự kiểm tra, giám sát chéo trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ.
6. Hệ thống thông tin về tài chính phục vụ hoạt động kiểm soát nội bộ phải trung thực, hợp lý, đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Như vậy, theo quy định nêu trên, bảo đảm có sự kiểm tra, giám sát chéo trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ là một trong các nguyên tắc trong hoạt động kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Tổng giám đốc doanh nghiệp tái bảo hiểm có trách nhiệm ban hành các quy trình nghiệp vụ bao gồm cả quy trình kiểm soát nội bộ đúng không?
Căn cứ theo Điều 22 Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định về trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc) như sau:
Trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc)
Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm:
1. Ban hành các quy trình nghiệp vụ (bao gồm cả quy trình kiểm soát nội bộ), chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; các quy định nội bộ về quản trị rủi ro; chế độ khen thưởng, kỷ luật; thực hiện phân bổ hạn mức rủi ro theo từng quy trình và hoạt động nghiệp vụ.
2. Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương này.
3. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và quyết định các giải pháp điều chỉnh, khắc phục (nếu cần thiết).
4. Tổ chức vận hành và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý.
5. Chỉ đạo các bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai phối hợp với kiểm toán nội bộ theo quy chế về kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
6. Chỉ đạo thực hiện những kiến nghị tại báo cáo kiểm toán nội bộ và thực hiện chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (nếu có), thông báo cho bộ phận kiểm toán nội bộ tình hình kết quả thực hiện.
Theo đó, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của doanh nghiệp tái bảo hiểm có trách nhiệm ban hành các quy trình nghiệp vụ bao gồm cả quy trình kiểm soát nội bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?