Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh yêu cầu một số người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động thì có đóng bảo hiểm xã hội cho họ không?
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh yêu cầu một số người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động thì có đóng bảo hiểm xã hội cho họ không?
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động phải bảo đảm những nguyên tắc nào?
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động có trách nhiệm gì?
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh yêu cầu một số người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động thì có đóng bảo hiểm xã hội cho họ không?
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh yêu cầu một số người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động thì có đóng bảo hiểm xã hội cho họ không, thì căn cứ theo khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Và theo Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định:
Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định:
Quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
Người nộp thuế thực hiện thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại Điều 37 Luật Quản lý thuế và các quy định sau:
1. Căn cứ xác định thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:
...
2. Trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:
a) Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
...
c) Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Trường hợp người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định.
...
Theo quy định câu từ của luật là doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.
Mà hoạt động kinh doanh chỉ bao gồm các hoạt động liên quan đến thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Cho nên, trong thời gian tạm ngừng thì các hoạt động không liên quan đến kinh doanh của doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động bình thường được.
Do đó, trường hợp công ty có tạm ngừng kinh doanh thì vẫn có thể bố trí nhân sự giải quyết các giấy tờ tồn đọng tiến hành trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bình thường được chị nha.
Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động phải bảo đảm những nguyên tắc nào?
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động phải bảo đảm những nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động có trách nhiệm như thế nào?
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động có trách nhiệm gì?
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động có trách nhiệm được quy định tại Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
- Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?