Doanh nghiệp tham gia kết nối viễn thông có thể lựa chọn những địa điểm kết nối nào trên mạng viễn thông?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì doanh nghiệp tham gia kết nối viễn thông có thể lựa chọn những địa điểm kết nối nào trên mạng viễn thông? Câu hỏi của anh Bảo Long đến từ Đồng Nai.

Doanh nghiệp tham gia kết nối viễn thông có thể lựa chọn những địa điểm kết nối nào trên mạng viễn thông?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 07/2015/TT-BTTTT, có quy định về địa điểm kết nối như sau:

Địa điểm kết nối
1. Địa điểm kết nối sẽ do các doanh nghiệp tham gia kết nối thỏa thuận thông qua thương lượng trên cơ sở lựa chọn bất kỳ địa điểm kết nối nào trên mạng viễn thông khả thi về mặt kỹ thuật sau đây:
a) Tổng đài mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN): tổng đài nội hạt (host/tandem), tổng đài đường dài (Toll); tổng đài quốc tế (international gateway);
b) Tổng đài mạng di động mặt đất công cộng (PLMN): tổng đài chuyển mạch di động (MSC/SGSN); tổng đài cổng chuyển mạch di động (GMSC/GGSN);
c) Hệ thống chuyển mạch, định tuyến mạng thế hệ sau (NGN);
d) Trung tâm truyền dẫn nội hạt, đường dài, quốc tế;
đ) Các địa điểm kết nối khác do các doanh nghiệp tham gia kết nối thỏa thuận, nhưng không được vi phạm các quy định về kết nối tại Điều 42, Điều 43 Luật Viễn thông và Thông tư này.
2. Số lượng, chi phí và phương thức thiết lập địa điểm kết nối do các doanh nghiệp tham gia kết nối thoả thuận nhưng không được vi phạm các quy định về kết nối tại Điều 42, Điều 43 Luật Viễn thông và Thông tư này.
3. Trong các trường hợp thỏa thuận về địa điểm kết nối của các doanh nghiệp viễn thông vi phạm nguyên tắc bảo đảm sự phát triển bền vững của thị trường viễn thông; an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an ninh thông tin; quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, Cục Viễn thông sẽ yêu cầu các doanh nghiệp thỏa thuận lại.
4. Trong trường hợp các doanh nghiệp viễn thông không thỏa thuận được với nhau, Cục Viễn thông sẽ quyết định địa điểm kết nối giữa các doanh nghiệp.

Theo đó, thì địa điểm kết nối do doanh nghiệp tham gia kết nối viễn thông thỏa thuận thông qua thương lượng trên cơ sở lựa chọn bất kỳ địa điểm kết nối nào trên mạng viễn thông khả thi về mặt kỹ thuật sau:

- Tổng đài mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN): tổng đài nội hạt (host/tandem), tổng đài đường dài (Toll); tổng đài quốc tế (international gateway);

- Tổng đài mạng di động mặt đất công cộng (PLMN): tổng đài chuyển mạch di động (MSC/SGSN); tổng đài cổng chuyển mạch di động (GMSC/GGSN);

- Hệ thống chuyển mạch, định tuyến mạng thế hệ sau (NGN);

- Trung tâm truyền dẫn nội hạt, đường dài, quốc tế;

- Các địa điểm kết nối khác do các doanh nghiệp tham gia kết nối thỏa thuận, nhưng không được vi phạm các quy định về kết nối tại Điều 42, Điều 43 Luật Viễn thông và Thông tư này.

Kết nối viễn thông

Doanh nghiệp tham gia kết nối viễn thông có thể lựa chọn những địa điểm kết nối nào trên mạng viễn thông? (Hình từ Internet)

Giao diện của thiết bị kết nối viễn thông phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 07/2015/TT-BTTTT, có quy định về tiêu chuẩn chất lượng kết nối như sau:

Tiêu chuẩn, chất lượng kết nối
1. Tiêu chuẩn giao diện, báo hiệu, đồng hồ của thiết bị kết nối:
a) Giao diện kết nối do các doanh nghiệp tham gia kết nối thỏa thuận trên cơ sở tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và các tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định bắt buộc áp dụng;
b) Trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các doanh nghiệp viễn thông, báo hiệu giữa các mạng viễn thông tham gia kết nối thống nhất sử dụng hệ thống báo hiệu số 7 trên cơ sở tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và các tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định bắt buộc áp dụng;
c) Mạng của doanh nghiệp yêu cầu kết nối có thể lấy tín hiệu đồng bộ trực tiếp từ đồng hồ chuẩn của doanh nghiệp cung cấp kết nối để đồng bộ cho mạng của mình hoặc theo đồng hồ được cung cấp qua các thiết bị viễn thông của doanh nghiệp cung cấp kết nối tại điểm kết nối theo nguyên tắc phân cấp chủ - tớ. Đồng hồ đồng bộ phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và các tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định bắt buộc áp dụng.
...

Như vậy, theo quy định trên thì giao diện của thiết bị kết nối viễn thông do các doanh nghiệp tham gia kết nối thỏa thuận trên cơ sở tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và các tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định bắt buộc áp dụng.

Chỉ tiêu xác định nghẽn kết nối viễn thông được quy định như thế nào?

Theo điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 07/2015/TT-BTTTT quy định:

Tiêu chuẩn, chất lượng kết nối
...
2. Chất lượng kết nối:
a) Nghẽn kết nối áp dụng theo chỉ tiêu quy định tại phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Mức độ sử dụng hiệu quả kết nối áp dụng theo chỉ tiêu quy định tại phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Tổng dung lượng kết nối được xác định theo phương pháp quy định tại phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

Dẫn chiếu đến tiểu mục A Mục I Phụ lục 01 Chỉ tiêu xác định nghẽn kết nối ban hành kèm theo Thông tư 07 /2015/TT-BTTTT, có quy định như sau:

Đối với kết nối để cung cấp dịch vụ thoại
A. Chỉ tiêu xác định nghẽn kết nối
Ttb = (lưu lượng giờ cao điểm trung bình)/(lưu lượng cho phép) theo 1 hướng kết nối.
1. Ttb < 1: Chưa có nghẽn kết nối.
2. Ttb ≥ 1: Hướng kết nối này đã bị nghẽn.
3. Ttb ≥ 0,9: Mức ngưỡng cần tăng dung lượng kết nối.
Trong đó:
- Giờ cao điểm là khoảng thời gian một giờ theo thống kê mà trong giờ đó lưu lượng cuộc gọi được xác định là lớn nhất trong ngày.
- Lưu lượng giờ cao điểm trung bình là giá trị trung bình của lưu lượng trong giờ cao điểm được tính theo đơn vị đo lưu lượng theo thời gian (giá trị Erlang) trong nhiều ngày.
- Lưu lượng cho phép là lưu lượng cuộc gọi tính theo giá trị Erlang tương ứng với giá trị số kênh kết nối và cấp độ dịch vụ tính theo công thức Erlang B (GoS = 1%).

Theo đó, chỉ tiêu xác định nghẽn kết nối viễn thông được quy định như trên.

Doanh nghiệp viễn thông Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Doanh nghiệp viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mức hỗ trợ cho các DN viễn thông phục vụ hoạt động chỉ đạo phòng chống thiên tai được quy định thế nào?
Pháp luật
Thuê bao viễn thông có được hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ do lỗi của doanh nghiệp viễn thông gây ra không?
Pháp luật
Danh mục dịch vụ viễn thông phải đăng ký điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông gồm dịch vụ nào?
Pháp luật
Nội dung tối thiểu của điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực viễn thông bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông phải được khách hàng cho phép thì mới được tiết lộ thông tin của khách hàng?
Pháp luật
Số máy được gọi là gì? Ghi nhận số máy được gọi tại đâu? Được lưu trữ tại doanh nghiệp viễn thông bao lâu?
Pháp luật
Số máy gọi là gì? Thời gian doanh nghiệp viễn thông cung cấp số liệu về số máy gọi cho Cục Viễn thông?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có cần phải thông báo cho người sử dụng về việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông không?
Pháp luật
Điểm kết nối là gì? Vị trí điểm kết nối trong cấu trúc mạng có được xem là cổng trung kế của các tổng đài kết nối không?
Pháp luật
Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông là gì? Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Chương trình khuyến mại đối với nhãn hiệu dịch vụ viễn thông không được phép vượt quá bao nhiêu ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp viễn thông
518 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp viễn thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp viễn thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào