Doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nộp tài liệu trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ bằng tiếng nước ngoài thì có phải kèm theo bản dịch không?
- Doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nộp tài liệu trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ bằng tiếng nước ngoài thì có phải kèm theo bản dịch không?
- Thời hạn hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao nhiêu năm kể từ ngày ra quyết định?
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ trong các trường hợp nào?
Doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nộp tài liệu trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ bằng tiếng nước ngoài thì có phải kèm theo bản dịch không?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Luật Cạnh tranh 2018 quy định nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như sau:
Nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
...
d) Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này kèm theo chứng cứ để chứng minh;
e) Văn bản ủy quyền của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cho bên đại diện (nếu có).
3. Doanh nghiệp nộp hồ sơ chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.
Theo đó, doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nộp tài liệu trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.
Doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm (Hình từ Internet)
Thời hạn hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao nhiêu năm kể từ ngày ra quyết định?
Căn cứ điểm d khoản 1 và khoản 3 Điều 21 Luật Cạnh tranh 2018 quy định quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như sau:
Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của các bên tham gia thỏa thuận;
b) Nội dung của thỏa thuận được thực hiện;
c) Điều kiện và nghĩa vụ của các bên tham gia thỏa thuận;
d) Thời hạn hưởng miễn trừ.
...
3. Thời hạn hưởng miễn trừ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định.
Trong thời gian 90 ngày trước khi thời hạn hưởng miễn trừ kết thúc, theo đề nghị của các bên tham gia thỏa thuận, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, quyết định việc tiếp tục hoặc không tiếp tục hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Trường hợp tiếp tục được hưởng miễn trừ thì thời hạn hưởng miễn trừ là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định tiếp tục hưởng miễn trừ.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, thời hạn hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định.
Bên cạnh đó, trong thời gian 90 ngày trước khi thời hạn hưởng miễn trừ kết thúc, theo đề nghị của các bên tham gia thỏa thuận, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, quyết định việc tiếp tục hoặc không tiếp tục hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
Trường hợp tiếp tục được hưởng miễn trừ thì thời hạn hưởng miễn trừ là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định tiếp tục hưởng miễn trừ.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Cạnh tranh 2018 quy định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như sau:
Bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ trong các trường hợp sau đây:
a) Điều kiện được hưởng miễn trừ không còn;
b) Phát hiện có sự gian dối trong việc đề nghị hưởng miễn trừ;
c) Doanh nghiệp được hưởng miễn trừ vi phạm các điều kiện, nghĩa vụ để được hưởng miễn trừ trong quyết định hưởng miễn trừ;
d) Quyết định hưởng miễn trừ dựa trên thông tin, tài liệu không chính xác về điều kiện được hưởng miễn trừ.
2. Trường hợp điều kiện được hưởng miễn trừ không còn, bên được hưởng miễn trừ có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để ra quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ.
3. Quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ phải được gửi cho các bên tham gia thỏa thuận trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Theo đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ trong các trường hợp sau:
- Điều kiện được hưởng miễn trừ không còn;
- Phát hiện có sự gian dối trong việc đề nghị hưởng miễn trừ;
- Doanh nghiệp được hưởng miễn trừ vi phạm các điều kiện, nghĩa vụ để được hưởng miễn trừ trong quyết định hưởng miễn trừ;
- Quyết định hưởng miễn trừ dựa trên thông tin, tài liệu không chính xác về điều kiện được hưởng miễn trừ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?
- Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào? Quy định của pháp luật về yêu cầu đối với công trường xây dựng?
- Điều kiện thành lập trung tâm tin học là gì theo Nghị định 125? Thủ tục thành lập trung tâm tin học như thế nào?
- Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu?
- Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 trừ bao nhiêu điểm?