Doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội có bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội khi không có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng của người sử dụng không?
- Doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội có bắt buộc phải có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng của người sử dụng không? Thông tin riêng là gì?
- Doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội có bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội khi không có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng của người sử dụng không?
- Người sử dụng dịch vụ mạng xã hội có những quyền và nghĩa vụ nào?
Doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội có bắt buộc phải có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng của người sử dụng không? Thông tin riêng là gì?
Căn cứ tại Điều 25 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội
Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp dịch vụ mạng xã hội cho công cộng trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật;
2. Công khai thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
3. Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng; thông báo cho người sử dụng về quyền, trách nhiệm và các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng;
4. Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho phép thông tin cá nhân của mình được cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác;
5. Không được chủ động cung cấp thông tin công cộng có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định này;
6. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định này khi có yêu cầu;
7. Cung cấp thông tin cá nhân và thông tin riêng của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội phạm, vi phạm pháp Luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
Như vậy, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội phải có nghĩa vụ trong việc xây dựng và áp dụng biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng của người sử dụng.
Trong đó, theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì:
Thông tin riêng là thông tin trên mạng của một tổ chức, cá nhân mà tổ chức, cá nhân đó không công khai hoặc chỉ công khai cho một hoặc một nhóm đối tượng đã được xác định danh tính, địa chỉ cụ thể.
Doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội có bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội khi không có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng của người sử dụng không?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 100 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 36 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội
Vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai không đầy đủ thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội trên trang chủ của mạng xã hội;
b) Không có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng hoặc thông tin cá nhân của người sử dụng;
c) Không thông báo cho người sử dụng về quyền, trách nhiệm, rủi ro khi lưu trữ trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng;
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ và h khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, việc doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội cung cấp dịch vụ không đúng với quy định tại Giấy phép thiết lập mạng xã hội thì có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 03 tháng đến 06 tháng.
Như vậy, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội không bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội khi không có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng của người sử dụng.
Mặc dù vậy, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi không có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng của người sử dụng.
Doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội có bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội khi không có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng của người sử dụng không? (Hình từ Internet)
Người sử dụng dịch vụ mạng xã hội có những quyền và nghĩa vụ nào?
Đối chiếu với quy định tại Điều 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì:
Ngoài quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, người sử dụng dịch vụ mạng xã hội còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.
- Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp Luật.
- Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
- Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?