Doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa chưa được phép lưu thông tại Việt Nam có cần Giấy phép tạm nhập tái xuất không?
Tạm nhập tái xuất hàng hóa là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Thương mại 2005 đã quy định khái niệm của Tạm nhập tái xuất hàng hoá như sau:
Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
1.Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
...
Như vậy, có thể hiểu tạm nhập tái xuất hàng hóa như sau:
- Tạm nhập hàng hóa là quá trình cho phép hàng hoá nước ngoài đi qua lãnh thổ một quốc gia khác trong một khoảng thời gian nhất định trước khi xuất khẩu sang thị trường của quốc gia thứ ba.
- Tái xuất hàng hóa là giai đoạn tiếp theo sau quá trình tạm nhập. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xuất khẩu sang một quốc gia khác. Về mặt cơ bản, hàng hoá này đã trãi qua quá trình xuất khẩu hai lần, do đó được gọi là tái xuất.
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa chưa được phép lưu thông tại Việt Nam có cần Giấy phép tạm nhập tái xuất không? (Hình từ Internet)
Hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất có bao gồm hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường hay không?
Theo quy định tại Điều 40 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu như sau:
Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu
1. Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu đối với hàng hóa thuộc các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải;
b) Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại;
d) Hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.
2. Chính phủ quy định chi tiết Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.
3. Trường hợp để ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, chuyển tải bất hợp pháp, nguy cơ gian lận thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định, công bố công khai hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.
Theo quy định nêu trên thì hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất bao gồm:
- Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải.
- Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại.
- Hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.
Như vậy, hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất có bao gồm hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường theo quy định nêu trên.
Hàng hóa tạm nhập tái xuất thì được lưu lại tại Việt Nam trong thời gian bao lâu?
Thời gian lưu trữ hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Việt Nam được quy định tại Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
....
4. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
5. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
6. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập.
Trong trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập;
Thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy.
Trường hợp chuyển đổi nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
- Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Ban chấp hành công đoàn cơ sở có tối đa bao nhiêu ủy viên?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?