Doanh nghiệp tự mình thẩm định nội dung của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp hay cần đến tổ chức thứ ba?
Doanh nghiệp tự đánh giá, thẩm định nhiệm vụ khoa học và công nghệ hay phải nhờ đến bên thứ ba?
Tại Điều 6 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC quy định về Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp như sau:
"Điều 6. Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
1. Căn cứ vào tính chất và quy mô của nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được quy định tại Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc (người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp) quyết định thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để đánh giá xét chọn, thẩm định nội dung và kinh phí của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Thành viên của Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp là người có kinh nghiệm về quản lý doanh nghiệp, tài chính và trình độ chuyên môn liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ mà nhiệm vụ khoa học và công nghệ đề xuất giải quyết.
Thành phần Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để đánh giá xét chọn hoặc nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải đảm bảo có ít nhất 50% số thành viên không công tác tại cơ quan chủ trì nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 02 thành viên là các chuyên gia có uy tín, trình độ, chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học và công nghệ được giao tư vấn, thành viên còn lại là các nhà quản lý của doanh nghiệp.
Trong trường hợp thành viên của Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp không đủ năng lực, doanh nghiệp có thể thuê chuyên gia để tham gia đánh giá.
Số lượng thành viên của Hội đồng khoa học và công nghệ được quyết định căn cứ theo quy mô, mức độ phức tạp của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhưng tối thiểu là 05 thành viên.
3. Mỗi Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp có thể tư vấn cho một hoặc một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ (trong trường hợp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cùng lĩnh vực).
4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp công khai minh bạch, độc lập, khách quan. Ý kiến của các thành viên Hội đồng và kiến nghị của Hội đồng phải được lập thành văn bản. Các thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn của mình.
5. Quy trình đánh giá xét chọn, thẩm định nội dung, kinh phí và đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định tại Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
6. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp tổ chức đánh giá nghiệm thu theo đúng quy định tại Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp."
Theo đó, có thể thấy để đánh giá, tuyển chọn và thẩm định nội dung nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, người đứng đầu doanh nghiệp như Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc sẽ ra quyết định thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Như vậy, Hội đồng này do chính doanh nghiệp thành lập, không cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của bên thứ ba.
Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được dùng vào những việc gì?
Nội dung chi của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo quy định tại Chương II Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC, bao gồm:
- Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
- Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
- Hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC, hình thức tổ chức của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được quy định như sau:
(1) Quỹ có thể tổ chức dưới một trong hai hình thức như sau:
a) Thành lập tổ chức không có tư cách pháp nhân và trực thuộc doanh nghiệp.
b) Không thành lập tổ chức Quỹ và do cán bộ của doanh nghiệp kiêm nhiệm thực hiện các hoạt động.
(2) Hình thức tổ chức của Quỹ do cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định.
(3) Khi doanh nghiệp thành lập Quỹ theo một trong hai hình thức quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp gửi Quyết định thành lập Quỹ cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Quỹ.
Doanh nghiệp gửi Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, Quy chế chi tiêu, sử dụng Quỹ cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cùng thời Điểm nộp báo cáo trích, sử dụng Quỹ trong kỳ trích lập đầu tiên.
Dựa vào quy định trên, có thể thấy cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp sẽ quyết định việc tổ chức Quỹ phát triển khoa học và công nghệ doanh nghiệp thông qua hình thức thành lập tổ chức không có tư cách pháp nhân và trực thuộc doanh nghiệp hay thành lập tổ chức Quỹ và do cán bộ của doanh nghiệp kiêm nhiệm thực hiện các hoạt động.
Như vậy, để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp, trước tiên cần thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để tiến hành đánh giá, tuyển chọn, thẩm định nội dung và kinh phí của nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Doanh nghiệp có thể lựa chọn tổ chức Quỹ phát triển khoa học và công nghệ thông qua hai hình thức nêu trên, nhằm thực hiện các nội dung chi pháp luật đã quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?