Doanh nghiệp tư nhân có được cung cấp dịch vụ xác thực điện tử không? Dịch vụ xác thực điện tử có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Doanh nghiệp tư nhân có được cung cấp dịch vụ xác thực điện tử không?
Theo Điều 23 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ xác thực điện tử như sau:
Điều kiện cung cấp dịch vụ xác thực điện tử
1. Điều kiện về tổ chức, doanh nghiệp
Đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp trong Công an nhân dân.
2. Điều kiện về nhân sự
a) Người đứng đầu tổ chức, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
b) Tổ chức, doanh nghiệp phải có nhân sự có bằng đại học trở lên chuyên ngành an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ, quản trị hệ thống, vận hành hệ thống, bảo đảm an toàn thông tin của hệ thống.
...
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân không được cung cấp dịch vụ xác thực điện tử. Chỉ có các tổ chức, doanh nghiệp là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp trong Công an nhân dân đủ điều kiện mới được cung cấp dịch vụ xác thực điện tử.
Doanh nghiệp tư nhân có được cung cấp dịch vụ xác thực điện tử không? Dịch vụ xác thực điện tử có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện? (hình từ internet)
Dịch vụ xác thực điện tử có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Theo Điều 22 Nghị định 69/2024/NĐ-CP dịch vụ xác thực điện tử như sau:
Dịch vụ xác thực điện tử
1. Dịch vụ xác thực điện tử là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử phải bảo đảm điều kiện quy định tại Điều 23 Nghị định này và được Bộ Công an cấp xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử có trách nhiệm niêm yết danh mục sản phẩm, dịch vụ xác thực điện tử do mình thực hiện trên trang thông tin định danh điện tử.
Và theo Điều 23 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cung cấp dịch vụ xác thực điện tử
1. Điều kiện về tổ chức, doanh nghiệp
Đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp trong Công an nhân dân.
2. Điều kiện về nhân sự
a) Người đứng đầu tổ chức, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
b) Tổ chức, doanh nghiệp phải có nhân sự có bằng đại học trở lên chuyên ngành an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ, quản trị hệ thống, vận hành hệ thống, bảo đảm an toàn thông tin của hệ thống.
3. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, quy trình quản lý cung cấp dịch vụ và phương án bảo đảm an ninh, trật tự
Tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử phải có Đề án hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm các nội dung sau: Phương án, quy trình hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bao gồm thuyết minh hệ thống công nghệ thông tin; thuyết minh phương án kỹ thuật về giải pháp công nghệ; phương án lưu trữ, bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu, bảo đảm an ninh an toàn thông tin của hệ thống cung cấp dịch vụ; phương án bảo vệ dữ liệu cá nhân, tổ chức; phương án bảo đảm an ninh, trật tự; phương án phòng cháy và chữa cháy, dự phòng thảm họa và bảo đảm vận hành ổn định, thông suốt dịch vụ xác thực điện tử; trang thiết bị kỹ thuật phải được đặt tại Việt Nam và được kiểm định an ninh an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, dịch vụ xác thực điện tử là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể cần phải đáp ứng các điều kiện về tổ chức, doanh nghiệp, nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, quy trình quản lý cung cấp dịch vụ và phương án bảo đảm an ninh, trật tự nêu trên.
Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử được ủy thác cho tổ chức khác không?
Theo khoản 4 Điều 23 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cung cấp dịch vụ xác thực điện tử
...
4. Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử được ủy thác cho tổ chức khác thực hiện một số hoạt động bao gồm: tư vấn, giới thiệu, giải đáp về dịch vụ xác thực điện tử; tìm kiếm đối tác, thương thảo, thống nhất các nội dung liên quan đến hoạt động, tiện ích cung cấp dịch vụ xác thực; hỗ trợ, chăm sóc khách hàng sử dụng dịch vụ và các hoạt động xúc tiến thương mại khác theo quy định của pháp luật. Hoạt động ủy thác được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử được ủy thác cho tổ chức khác thực hiện một số hoạt động bao gồm:
- Tư vấn, giới thiệu, giải đáp về dịch vụ xác thực điện tử; tìm kiếm đối tác, thương thảo, thống nhất các nội dung liên quan đến hoạt động, tiện ích cung cấp dịch vụ xác thực;
- Hỗ trợ, chăm sóc khách hàng sử dụng dịch vụ và các hoạt động xúc tiến thương mại khác theo quy định của pháp luật.
Hoạt động ủy thác được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?