Doanh nghiệp Việt Nam có phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trước khi đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài không?
- Doanh nghiệp Việt Nam có phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trước khi đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài không?
- Sau khi người lao động xuất cảnh, doanh nghiệp Việt Nam phải cập nhật thông tin về người lao động vào đâu?
- Doanh nghiệp Việt Nam chỉ được đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở những địa điểm nào?
Doanh nghiệp Việt Nam có phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trước khi đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài không?
Việc ký kết hợp đồng đào tạo nghề được quy định tại Điều 41 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài
1. Doanh nghiệp có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra theo hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài;
b) Khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi lạm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Doanh nghiệp có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thông tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này;
b) Ký kết hợp đồng đào tạo nghề trước khi người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
c) Tổ chức để người lao động trước khi đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài được tham gia khóa học giáo dục định hướng và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng;
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp Việt Nam có nghĩa vụ ký kết hợp đồng đào tạo nghề trước khi đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.
Doanh nghiệp Việt Nam có phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trước khi đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Sau khi người lao động xuất cảnh, doanh nghiệp Việt Nam phải cập nhật thông tin về người lao động vào đâu?
Việc cập nhật thông tin về người lao động được quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài
...
2. Doanh nghiệp có các nghĩa vụ sau đây:
...
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động xuất cảnh, doanh nghiệp phải cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
đ) Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động do doanh nghiệp đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
e) Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
g) Thanh lý hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài với người lao động;
h) Bồi thường cho người lao động theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật về những thiệt hại do doanh nghiệp, gây ra;
i) Tiếp nhận và bố trí việc làm cho người lao động phù hợp sau thời gian đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
k) Giải quyết quyền lợi cho người lao động trong trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động xuất cảnh, doanh nghiệp Việt Nam phải cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Doanh nghiệp Việt Nam chỉ được đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở những địa điểm nào?
Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề được quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài
1. Có hợp đồng nhận lao động thực tập với cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phù hợp với quy định tại Điều 37 của Luật này và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 39 của Luật này chấp thuận.
2. Có tiền ký quỹ thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập theo quy định của Chính phủ.
3. Chỉ được đưa người lao động có hợp đồng lao động và hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề tại cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài theo hợp đồng nhận lao động thực tập.
4. Ngành, nghề, công việc cụ thể người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp Việt Nam chỉ được đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề tại cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài theo hợp đồng nhận lao động thực tập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?