Doanh nghiệp xã hội có được nhận viện trợ không? Trường hợp doanh nghiệp xã hội sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ được huy động thì xử lý thế nào?
Doanh nghiệp xã hội là tổ chức thế nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về doanh nghiệp xã hội như sau:
Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp.
Theo đó, các tiêu chí đó bao gồm:
- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
Doanh nghiệp xã hội có được nhận viện trợ không?
Doanh nghiệp xã hội có được nhận viện trợ không? Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội quy định thế nào?
Theo Điều 4 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về việc tiếp nhận viện trợ của doanh nghiệp xã hội như sau:
"Điều 4. Tiếp nhận viện trợ, tài trợ.
1. Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
2. Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam như sau:
a) Doanh nghiệp lập Văn bản tiếp nhận tài trợ gồm các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ; yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ và họ, tên và chữ ký của người đại diện của bên tài trợ (nếu có).
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài trợ, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ."
Theo đó, doanh nghiệp xã hội có trách nhiệm trong quá trình hoạt động theo Điều 3 Nghi định 47/2021/NĐ-CP như sau:
- Doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong suốt quá trình hoạt động. Trừ trường hợp chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết, doanh nghiệp xã hội phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã tiếp nhận để thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn và đối tượng có liên quan là cổ đông đối với công ty cổ phần, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc ở nhiệm kỳ hoặc thời gian có liên quan chịu trách nhiệm liên đới đối với các thiệt hại phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp xã hội vi phạm Khoản 1 Điều này.
Theo các quy định trên, ta thấy doanh nghiệp xã hội được phép nhận viện trợ và từ các nguồn sau: viện trợ phi chính phủ nước ngoài và tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam theo quy định. Doanh nghiệp xã hội trong quá trình hoạt động phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp xã hội sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ được huy động thì xử lý thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 60 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp xã hội có hành vi sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ được huy động. Mức phạt được áp dụng là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Theo đó, mức phạt tiền này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Ngoài mức phạt tiền trên, doanh nghiệp còn phải bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hoàn trả các khoản tài trợ được sử dụng không đúng mục đích theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 60 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Như vậy, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí do pháp luật quy định. Doanh nghiệp xã hội có quyền được tiếp nhận viện trợ, tài trợ từ các nguồn theo pháp luật quy đinh và phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc sử dụng các nguồn tài trợ này. Trường hợp doanh nghiệp xã hội sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ được huy động thì bị xử lý theo quy định của Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?