Doanh thu của doanh nghiệp tái bảo hiểm được lấy từ những nguồn nào? Các khoản chi phí của doanh nghiệp tái bảo hiểm bao gồm những khoản nào?
Doanh thu của doanh nghiệp tái bảo hiểm được lấy từ những nguồn nào?
Doanh thu của doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
a) Doanh thu kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm: Là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ;
b) Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
c) Doanh thu hoạt động tài chính;
d) Thu nhập hoạt động khác.
2. Số tiền phải thu phát sinh trong kỳ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Thu phí bảo hiểm gốc;
b) Thu phí nhận tái bảo hiểm;
c) Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
d) Thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%;
đ) Thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập;
e) Thu phí quản lý hợp đồng (leading fee) của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm.
3. Các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Hoàn phí bảo hiểm;
b) Giảm phí bảo hiểm;
...
Như vậy, theo quy định, doanh thu của doanh nghiệp tái bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
(1) Doanh thu kinh doanh tái bảo hiểm;
(2) Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
(3) Doanh thu hoạt động tài chính;
(4) Thu nhập hoạt động khác.
Doanh thu của doanh nghiệp tái bảo hiểm được lấy từ những nguồn nào? (Hình từ Internet)
Doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp tái bảo hiểm gồm những gì?
Doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định tại khoản 5 Điều 49 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
...
3. Các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Hoàn phí bảo hiểm;
b) Giảm phí bảo hiểm;
c) Phí nhượng tái bảo hiểm;
d) Hoàn phí nhận tái bảo hiểm;
đ) Giảm phí nhận tái bảo hiểm;
e) Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
g) Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
4. Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Thu từ cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Mục 3 Chương IV Luật Kinh doanh bảo hiểm.
5. Doanh thu hoạt động tài chính:
a) Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Nghị định này;
b) Thu lãi trên số tiền ký quỹ;
c) Thu cho thuê tài sản;
d) Thu khác theo quy định pháp luật.
6. Thu nhập hoạt động khác:
a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Các khoản nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Thu khác theo quy định pháp luật.
7. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về thời điểm ghi nhận doanh thu bảo hiểm đối với từng loại hình bảo hiểm.
Như vậy, theo quy định, doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp tái bảo hiểm gồm có:
(1) Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP;
(2) Thu lãi trên số tiền ký quỹ;
(3) Thu cho thuê tài sản;
(4) Thu khác theo quy định pháp luật.
Các khoản chi phí của doanh nghiệp tái bảo hiểm bao gồm những khoản nào?
Các khoản chi phí của doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
a) Chi phí kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;
b) Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
c) Chi phí hoạt động tài chính;
d) Chi phí hoạt động khác.
2. Chi phí kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.
3. Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;
b) Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;
c) Trích lập dự phòng nghiệp vụ;
...
Như vậy, theo quy định, các khoản chi phí của doanh nghiệp tái bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
(1) Chi phí kinh doanh tái bảo hiểm;
(2) Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
(3) Chi phí hoạt động tài chính;
(4) Chi phí hoạt động khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?