Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm có bao gồm khoản thu lãi trên số tiền ký quỹ không?

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm có bao gồm khoản thu lãi trên số tiền ký quỹ không? Chi phí kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ gồm những khoản nào? Đây là câu hỏi của anh X.M đến tù Trà Vinh.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm có bao gồm khoản thu lãi trên số tiền ký quỹ không?

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm có bao gồm khoản thu lãi trên số tiền ký quỹ không, thì căn cứ theo Điều 49 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:

Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
a) Doanh thu kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm: Là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ;
b) Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
c) Doanh thu hoạt động tài chính;
d) Thu nhập hoạt động khác.
2. Số tiền phải thu phát sinh trong kỳ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Thu phí bảo hiểm gốc;
b) Thu phí nhận tái bảo hiểm;
c) Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
d) Thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%;
đ) Thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập;
e) Thu phí quản lý hợp đồng (leading fee) của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm.
3. Các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Hoàn phí bảo hiểm;
b) Giảm phí bảo hiểm;
c) Phí nhượng tái bảo hiểm;
d) Hoàn phí nhận tái bảo hiểm;
đ) Giảm phí nhận tái bảo hiểm;
e) Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
g) Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
4. Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Thu từ cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Mục 3 Chương IV Luật Kinh doanh bảo hiểm.
5. Doanh thu hoạt động tài chính:
a) Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Nghị định này;
b) Thu lãi trên số tiền ký quỹ;
c) Thu cho thuê tài sản;
d) Thu khác theo quy định pháp luật.
6. Thu nhập hoạt động khác:
a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Các khoản nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Thu khác theo quy định pháp luật.
7. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về thời điểm ghi nhận doanh thu bảo hiểm đối với từng loại hình bảo hiểm.

Theo đó, thu lãi trên số tiền ký quỹ không phải doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà là doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.

kinh doanh bảo hiểm

Kinh doanh bảo hiểm (Hình từ Internet)

Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm những gì?

Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ được quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 46/2023/NĐ-CP bao gồm:

- Chi phí kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;

- Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

- Chi phí hoạt động tài chính;

- Chi phí hoạt động khác.

Chi phí kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ gồm những khoản nào?

Chi phí kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.

Chi phí này sẽ gồm những khoản được quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định 46/2023/NĐ-CP bao gồm:

- Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;

- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;

- Trích lập dự phòng nghiệp vụ;

- Chi hoa hồng đại lý bảo hiểm, chi thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và quyền lợi khác trong hợp đồng đại lý bảo hiểm không vượt quá mức tối đa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Kể từ ngày Nghị định này ký, các khoản chi này phải từ hoạt động đại lý bảo hiểm và được nêu rõ trong hợp đồng đại lý bảo hiểm, có tiêu chí định lượng cụ thể gắn với kết quả, thành tích về khai thác, duy trì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe trên 01 năm, chất lượng hoạt động đại lý bảo hiểm. Các khoản chi thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và quyền lợi khác phải được nêu rõ trong chính sách khen thưởng, hỗ trợ đại lý, quy chế tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

- Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản chi khác theo quy định;

- Chi giám định tổn thất;

- Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;

- Chi xử lý hàng bồi thường 100%;

- Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này);

- Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm: Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý bảo hiểm;

- Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất tối đa 2% số phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính. Chi phí này để thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Kinh doanh bảo hiểm;

- Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;

- Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm: Chi tư vấn, chi đánh giá rủi ro bảo hiểm, chi tính toán bảo hiểm, chi giám định tổn thất bảo hiểm, chi hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm;

- Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.

Doanh nghiệp bảo hiểm TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hoạt động thuê ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán? Được dùng tiền ký quỹ khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt đúng không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có được chi trả cổ tức khi đang trong quá trình thực hiện biện pháp cải thiện để bảo đảm an toàn tài chính?
Pháp luật
Nhượng tái bảo hiểm được thực hiện dựa trên cơ sở nào? Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm nhân thọ?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiết bị điện hoạt động quá tải gây cháy nổ không?
Pháp luật
Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Ngoài phần phí bảo hiểm cơ bản thì bên mua bảo hiểm có thể đóng thêm phí bảo hiểm để đầu tư vào quỹ liên kết chung không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm muốn thay đổi mức vốn điều lệ cần phải có được sự đồng ý của cơ quan nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm bị sáp nhập thì có bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm phải lưu giữ thông tin công khai về việc điều chỉnh lãi suất đầu tư công bố của quỹ liên kết chung tối thiểu bao nhiêu năm?
Pháp luật
Tổng hợp 04 mẫu báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm mới nhất dành cho doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe? Tải trọn bộ ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp bảo hiểm
1,143 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp bảo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp bảo hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào