Đội đột quỵ tại các cơ sở khám chữa bệnh đảm nhiệm các chức năng gì? Thực hiện những nhiệm vụ nào? Được tổ chức ra sao?
Đội đột quỵ tại các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện các chức năng gì?
Đội đột quỵ tại các cơ sở khám chữa bệnh (Hình từ Internet)
Đội đột quỵ là một trong những hình thức tổ chức khám chữa bệnh đột quỵ của các cơ sở khám chữa bệnh.
Theo Điều 4 Thông tư 47/2016/TT-BYT quy định về chức năng của đội đột quỵ như sau:
Chức năng của đội đột quỵ
Đội đột quỵ là đội phản ứng nhanh về đột quỵ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập, có chức năng tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu và hỗ trợ vận chuyển người bệnh đột quỵ.
Theo đó, đội đột quỵ là đội phản ứng nhanh về đột quỵ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập, có chức năng tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu và hỗ trợ vận chuyển người bệnh đột quỵ.
Đội đột quỵ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào?
Theo Điều 5 Thông tư 47/2016/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của đội đột quỵ như sau:
Nhiệm vụ của đội đột quỵ
1. Tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu đột quỵ
a) Tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ cấp cứu cho người bệnh đột quỵ cấp từ các đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện đánh giá nhanh, phân loại đột quỵ. Người nhận thông tin phải ghi lại đầy đủ các thông tin về người bệnh vào sổ nhận thông tin người bệnh đột quỵ theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Xử trí cấp cứu ban đầu đối với người bệnh đột quỵ: Trường hợp người bệnh đột quỵ đang ở các đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đội đột quỵ phối hợp với đơn vị lâm sàng này để thực hiện xử trí cấp cứu ban đầu.
c) Thông báo nhanh về tình trạng của người bệnh đột quỵ về đơn vị đột quỵ hoặc khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp nhất để những cơ sở này chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận người bệnh.
2. Hỗ trợ vận chuyển người bệnh đột quỵ cấp về đơn vị đột quỵ hoặc khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ của cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất.
3. Tham gia hỗ trợ cấp cứu, khám, chữa bệnh đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu.
4. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, đội đột quỵ tại các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu đột quỵ
+ Tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ cấp cứu cho người bệnh đột quỵ cấp từ các đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện đánh giá nhanh, phân loại đột quỵ. Người nhận thông tin phải ghi lại đầy đủ các thông tin về người bệnh vào sổ nhận thông tin người bệnh đột quỵ theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 47/2016/TT-BYT.
+ Xử trí cấp cứu ban đầu đối với người bệnh đột quỵ: Trường hợp người bệnh đột quỵ đang ở các đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đội đột quỵ phối hợp với đơn vị lâm sàng này để thực hiện xử trí cấp cứu ban đầu.
+ Thông báo nhanh về tình trạng của người bệnh đột quỵ về đơn vị đột quỵ hoặc khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp nhất để những cơ sở này chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận người bệnh.
- Hỗ trợ vận chuyển người bệnh đột quỵ cấp về đơn vị đột quỵ hoặc khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ của cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất.
- Tham gia hỗ trợ cấp cứu, khám, chữa bệnh đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đội đột quỵ được trang bị nguồn nhân lực và thiết bị hỗ trợ như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 47/2016/TT-BYT quy định về quy mô, nhân lực, trang thiết bị của đội đột quỵ như sau:
Quy mô, nhân lực, trang thiết bị của đội đột quỵ
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 100 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập đội đột quỵ.
2. Nhân lực của đội đột quỵ: gồm tối thiểu 01 bác sĩ đa khoa được đào tạo và cấp giấy chứng nhận về đột quỵ và 01 điều dưỡng được tập huấn về đột quỵ.
3. Có đủ trang thiết bị thiết yếu theo Danh mục trang thiết bị quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 100 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập đội đột quỵ.
Nhân lực của đội đột quỵ: gồm tối thiểu 01 bác sĩ đa khoa được đào tạo và cấp giấy chứng nhận về đột quỵ và 01 điều dưỡng được tập huấn về đột quỵ.
Có đủ trang thiết bị thiết yếu theo Danh mục trang thiết bị quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 47/2016/TT-BYT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?