Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam thực hiện chức năng gì? Địa bàn quản lý Đội này được quy định như thế nào?
- Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam thực hiện chức năng gì?
- Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam phải thu nhập thông tin từ các nguồn bí mật ở nước ngoài liên quan đến công tác phòng chống buôn lâu trái phép hàng hóa qua biên giới đúng không?
- Địa bàn quản lý Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam được quy định như thế nào?
Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam thực hiện chức năng gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 3062/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về vị trí, chức năng như sau:
Vị trí, chức năng
1. Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Đội 1), Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung (Đội 2), Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3), sau đây gọi chung là Đội Kiểm soát chống buôn lậu, là các đơn vị trực thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và trực tiếp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên các địa bàn được phân công.
2. Đội Kiểm soát chống buôn lậu có con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và trực tiếp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên các địa bàn được phân công.
Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Hình từ Internet)
Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam phải thu nhập thông tin từ các nguồn bí mật ở nước ngoài liên quan đến công tác phòng chống buôn lâu trái phép hàng hóa qua biên giới đúng không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 3062/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Các Đội Kiểm soát chống buôn lậu có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Tham gia xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Tham gia xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch, quy trình, quy chế về công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
3. Thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn công khai và bí mật, trong và ngoài nước liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
4. Tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan và các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
5. Thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền; phối hợp đề xuất khởi tố, điều tra theo trình tự thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Tổng hợp, phân tích, dự báo, cảnh báo và cung cấp thông tin phục vụ công tác xây dựng pháp luật, chế độ, chính sách, quản lý điều hành và chỉ đạo nghiệp vụ về công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; cung cấp, chuyển giao thông tin cho các tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật và phân công của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu.
7. Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, phân tích, tổng hợp, đánh giá hoạt động tại các đơn vị hải quan các cấp trong việc thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (trừ trên biển) theo địa bàn được phân công; đề xuất các biện pháp quản lý để Cục trưởng báo cáo Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát trên hệ thống dữ liệu tập trung đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định.
8. Tổng hợp, thống kê, báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công tác của Đội.
9. Tham gia đề xuất việc bố trí công chức và trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ.
10. Phối hợp xây dựng nội dung, chương trình và tham gia giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
11. Tuyên truyền, phổ biến các chính sách văn bản pháp luật, quy trình, quy chế nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
12. Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, cải cách hiện đại hóa và hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
13. Được trang bị, sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và sử dụng kinh phí nghiệp vụ kiểm soát hải quan theo quy định.
14. Quản lý công chức, người lao động, tài sản, tài liệu, trang thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ của Đội theo quy định.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam có các nhiệm vụ được quy định cụ thể trên. Trong đó, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam có nhiệm vụ thu nhập thông tin từ các nguồn bí mật ở nước ngoài liên quan đến công tác phòng chống buôn lâu trái phép hàng hóa qua biên giới.
Địa bàn quản lý Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Quyết định 3062/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về địa bàn quản lý như sau:
Địa bàn quản lý
1. Đội 1: Quản lý khu vực phía Bắc, từ địa bàn tỉnh Thanh Hóa trở ra phía Bắc.
2. Đội 2: Quản lý khu vực miền Trung, từ địa bàn tỉnh Nghệ An trở vào đến hết địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên.
3. Đội 3: Quản lý khu vực miền Nam, từ địa bàn tỉnh Bình Thuận trở vào phía Nam.
Địa bàn quản lý của các Đội không bao gồm địa bàn trên biển.
Như vậy, theo quy định trên thì địa bàn quản lý Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam từ địa bàn tỉnh Bình Thuận trở vào phía Nam.
Lưu ý: Địa bàn quản lý không bao gồm địa bàn trên biển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là biện pháp cấm người đi lại đúng không? Ai ban bố lệnh giới nghiêm tại địa phương cấp tỉnh?
- Tải về mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn kháng cáo vụ án dân sự mới nhất? Hướng dẫn sử dụng mẫu này?
- Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Lịch Tết Âm lịch 2025 ra sao?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng chi bộ trong sạch vững mạnh mới nhất? Quy trình xét khen thưởng chi bộ?
- Bổ sung quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án với chứng khoán, cổ phần, phần vốn góp theo Nghị định 152/2024 thế nào?