Đội mũ nón trong phiên tòa bị phạt bao nhiêu tiền? Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt hành vi này không?
Việc đội mũ nón trong phiên tòa có vi phạm nội quy phiên tòa? Đội mũ nón trong phiên tòa bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp như sau:
Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng điện thoại, tạo các tạp âm hoặc thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự tại phiên tòa;
b) Để thiết bị điện tử ở trạng thái tắt camera hoặc tắt âm thanh micro mặc dù được chủ tọa phiên tòa nhắc nhở;
c) Không đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, khi Hội đồng xét xử tuyên án mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;
d) Bị cáo không đứng dậy khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;
đ) Hút thuốc, ăn uống trong phòng xử án;
e) Mặc trang phục không nghiêm túc, đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa;
...
7. Quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng tại phiên họp của Tòa án.
Theo quy định trên, việc đội mũ nón trong phòng xử án không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa là một trong những hành vi vi phạm nội quy phiên tòa.
Việc đội mũ nón trong phiên tòa, trong phòng xử án không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt hành vi đội mũ nón trong phiên tòa không? (Hình từ Internet)
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt hành vi đội mũ nón trong phiên tòa không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
1. Kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
...
Theo quy định trên, kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
Mà hành vi đội mũ nón trong phiên tòa, trong phòng xử án không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
Như vậy, kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt hành vi đội mũ nón trong phiên tòa nêu trên.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền lập biên bản về hành vi đội mũ nón trong phiên tòa không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự bao gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh này;
b) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;
c) Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
d) Người có thẩm quyền khác của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
...
4. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc lập biên bản, chuyển biên bản vi phạm hành chính, chuyền hồ sơ vụ vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có bao gồm người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân, trong đó có Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Như vậy, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền lập biên bản về hành vi đội mũ nón trong phiên tòa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?