Đổi tiền mới ở đâu để lì xì trong dịp Tết Âm lịch không bị xem là vi phạm quy định pháp luật? Có tốn phí không?
Đổi tiền mới ở đâu để lì xì trong dịp Tết Âm lịch không bị xem là vi phạm quy định pháp luật?
Việc đổi tiền mới để lì xì trong dịp Tết Âm lịch đã không còn xa lạ ở Việt Nam, theo Điều 12 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định như sau:
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
1. Thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân.
2. Niêm yết công khai mẫu tiêu biểu và quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước tại nơi giao dịch.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hướng dẫn, kiểm tra việc thu, đổi, tuyển chọn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.
Và Điều 13 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định như sau:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước
1. Tuyển chọn, phân loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
2. Thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân.
3. Niêm yết công khai mẫu tiêu biểu và quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước tại nơi giao dịch.
Theo đó, chỉ có Ngân hàng nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân Hàng Nhà nước, Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước mới có thẩm quyền đổi tiền.
Và chỉ thực hiện đổi tiền mới trong các trường hợp tiền không đủ điều kiện để lưu thông. Tuy nhiên, có một số ngân hàng có hỗ trợ đổi tiền cũ lấy tiền mới, đổi tiền chẵn lấy tiền lẻ cho khách hàng vào dịp này.
Như vậy, anh có thể đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng gần nhà để đổi tiền mới, tuy nhiên có đổi hay không còn tùy thuộc vào từng ngân hàng vì đây chỉ là nghiệp vụ hỗ trợ, tri ân của ngân hàng đối với khách hàng chứ không bắt buộc phải thực hiện ạ.
Đổi tiền mới để lì xì trong dịp Tết Âm lịch (Hình từ Internet)
Đổi tiền mới để lì xì trong dịp Tết Âm lịch có tốn phí không?
Việc đổi tiền mới trước đây quy định tại Điều 8 Quyết định 24/2008/QĐ-NHNN như sau:
Phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
1. Phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quy chế này là 4% tổng giá trị tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được đổi nhưng mức phí tối thiểu cho một món đổi là 2.000đ.
2. Phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và được hạch toán vào thu nhập của đơn vị thu đổi.
Tuy nhiên, Quyết định 24/2008/QĐ-NHNN nêu trên đã hết hiệu lực thay vào đó thì Thông tư 25/2013/TT-NHNN đã không còn quy định thu phí khi đổi tiền.
Do đó, hiện nay việc đổi tiền mới không tốn phí nữa.
Đổi tiền mới để lì xì trong dịp Tết Âm lịch mà thu phí thì ngân hàng thương mại bị xử phạt như thế nào?
Đổi tiền mới để lì xì trong dịp Tết Âm lịch mà thu phí thì ngân hàng thương mại bị xử phạt theo điểm a khoản 5 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;
b) Không bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng và bảo quản chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két sắt, chìa khóa thùng đựng tiền trên xe chuyên dùng không theo quy định của pháp luật;
d) Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá không sử dụng xe chuyên dùng nhưng không có văn bản quy định về quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản của cấp có thẩm quyền;
đ) Không quy định bằng văn bản điều kiện, quy trình nhận, giao trả tài sản cho khách hàng, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc đảm bảo an toàn tài sản khi làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn và các dịch vụ ngân quỹ khác.
...
Và theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...
Như vậy, ngân hàng thương mại đổi tiền mới cho khách hàng mà thu phí là thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật và có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.0000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?