Đội tình nguyện giải thể trong trường hợp nào và thủ tục giải thể Đội tình nguyện thực hiện như thế nào?
Đội tình nguyện giải thể trong trường hợp nào và thủ tục giải thể Đội tình nguyện thực hiện như thế nào?
Đội tình nguyện giải thể theo Điều 8 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC cụ thể:
Thủ tục giải thể Đội tình nguyện
1. Đội tình nguyện giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc quản lý, tổ chức và hoạt động của Đội tình nguyện. Có 2/3 (hai phần ba) số thành viên của Đội tình nguyện vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc hoạt động của Đội không đúng với chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều 10 của Thông tư liên tịch này.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo có sự vi phạm pháp luật của thành viên Đội tình nguyện, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xem xét đề nghị giải thể của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, hoặc kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này làm văn bản (01 bộ) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra Quyết định giải thể Đội tình nguyện.
Theo đó, Đội tình nguyện giải thể trong các trường hợp sau đây:
- Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc quản lý, tổ chức và hoạt động của Đội tình nguyện.
Có 2/3 (hai phần ba) số thành viên của Đội tình nguyện vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc hoạt động của Đội không đúng với chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của Đội tình nguyện
1. Đội tình nguyện hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn; hoạt động theo Quy chế được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Nhiệm vụ cụ thể của Đội tình nguyện:
a) Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy, mại dâm, giảm lây nhiễm và tác hại của HIV/AIDS, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại cộng đồng;
b) Tham gia quản lý, tư vấn, giáo dục, cảm hóa, vận động, hỗ trợ người nghiện ma tuý cai nghiện; người bán dâm hoàn lương, nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng;
c) Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, mua bán người để báo cho các cơ quan chức năng xử lý và có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm;
d) Tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn như xóa đói giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, bình đẳng giới, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội, giúp đỡ người nghiện ma túy sau cai nghiện, người bán dâm hoàn lương, nạn nhân bị mua bán trở về ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng;
đ) Tham gia thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống tệ nạn xã hội với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội và các phong trào khác trên địa bàn.
Bên cạnh đó, thủ tục giải thể Đội tình nguyện thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo có sự vi phạm pháp luật của thành viên Đội tình nguyện, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xem xét đề nghị giải thể của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, hoặc kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này làm văn bản (01 bộ) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra Quyết định giải thể Đội tình nguyện.
Đội tình nguyện giải thể (Hình từ Internet)
Ai có quyền giải thể Đội tình nguyện?
Thẩm quyền giải thể Đội quy định theo Điều 6 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC cụ thể:
Thẩm quyền thành lập, giải thể Đội tình nguyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập, giải thể Đội tình nguyện.
Theo đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định giải thể Đội tình nguyện.
Kinh phí hoạt động của Đội tình nguyện được quy định như thế nào?
Kinh phí hoạt động của Đội tình nguyện theo Điều 5 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC cụ thể:
- Kinh phí đảm bảo cho hoạt động của Đội tình nguyện được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của ngân sách địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Tài trợ, huy động của các tổ chức, cá nhân và nguồn khác theo quy định của pháp luật.
>> Lưu ý:
Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC quy định việc thành lập, giải thể, tổ chức hoạt động và chế độ, chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Đội tình nguyện).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?